Mỗi đợt cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, xoang,… cơ thể chúng ta lại tiết ra nhiều dịch nhầy mũi. Vậy nước mũi từ đâu ra và hình thành thế nào bạn có nên dùng ngay thuốc sổ mũi để giảm các triệu chứng khó chịu này. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau, theo dõi ngay thôi bạn nhé!
1. Nước mũi từ đâu ra?
Niêm mạc mũi của chúng ta có nhiều tuyến tiết ra chất nhầy và rất nhiều lông vi mao. Trong đó nước nhầy mũi cấu thành từ các hợp chất khác nhau: nước (90%), protein (glycoprotein), muối, chất béo, peptide kháng khuẩn, kháng thể,… Protein là thành phần quan trọng nhất, được gọi chung là “mucin”. Đây cũng là yếu tố tạo nên tính nhầy nhớt trong nước mũi.
Sự thật là, dù không trông thấy nhưng nước mũi vẫn đang được tiết ra liên lục trong mũi của bạn đó. Nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi ngày lượng dịch mũi và đờm trong cổ họng được sản xuất với con số ấn tượng lên tới 1-2 lít.
Nhầy mũi được tiết ra liên tục với 3 tác dụng chính:
- Giữ ẩm, bảo vệ niêm mạc mũi nhờ thành phần dưỡng ẩm Natri Hyaluronate, protein mucin,…
- Làm ẩm và ấm không khí về nhiệt độ cơ thể trước khi xuống phổi để không làm tổn thương phổi.
- Ngăn chặn các hạt bụi bẩn, vi khuẩn, virus,.. xâm nhập vào cơ thể. Các mucin sẽ liên kết với nhau và tạo thành một mạng lưới phức tạp như gel bắt giữ các yếu tố lạ. Đồng thời các yếu tố miễn dịch trong dịch nhầy (peptide kháng khuẩn, kháng thể,…) sẽ tiêu diệt chúng. Từ đó ngăn cản các yếu tố gây hại này xâm nhập vào các mô mũi nhạy cảm bên dưới hay tiến sâu vào trong phổi.
Lượng tiết ra nhiều là thế, tuy nhiên nhờ chuyển động của các vi nhung mao, nhầy mũi sẽ được đưa đến phía sau của đường mũi, sau đó theo họng xuống ruột và thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Chúng di chuyển ra sau đều đặn từng chút một. Vì thế mà bạn sẽ không trông thấy hoặc cảm nhận được.
Và nước mũi từ đâu ra chính là tình trạng tiết dịch nhầy mũi quá mức. Đó có thể là khi cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm (do vi khuẩn, virus tấn công), viêm mũi dị ứng (phấn hoa, bụi nhà, lông cho mèo,…), ăn đồ cay nóng, thời tiết lạnh… Các tác nhân lạ ồ ạt tấn công và vượt qua được lớp niêm mạc sẽ kích thích tế bào giải phóng Histamin H1. Cơ thể nhận được tín hiệu này sẽ tăng tiết dịch nhầy để tăng cường khả năng chiến đấu. Dịch mũi nhiều và tràn ra trước mũi nên bạn có thể trông thấy chúng và gọi tên là sổ mũi, chảy nước mũi.
2. Vì sao trời lạnh dễ chảy nước mũi?
Tại sao vào mùa đông nước mũi từ đâu ra và bị chảy nước mũi nhiều hơn?
Lý do là bởi vào mùa đông, không khí lạnh và khô hanh. Khi bạn hít phải không khí khô này thì chúng sẽ hút ẩm từ dịch nhầy mũi khiến khô da mũi. Niêm mạc mũi phải tiết ra nhiều dịch nhầy hơn vừa để cân bằng lại độ ẩm trong mũi, vừa phải làm ẩm và làm ấm không khí trước khi đưa xuống phổi. Điều này cũng tương tự như hiện tượng trẻ bị ngạt mũi về đêm do nhiệt độ giảm xuống thấp hơn vào thời điểm này.
Đồng thời, nhiệt độ thấp cũng là điều kiện lý tưởng cho các loại virus cúm tổn tại lâu hơn và phát triển mạnh mẽ. Dịch mũi được tiết ra nhiều hơn để cuốn trôi chúng ra ngoài.
Nguồn gốc nước mũi sinh ra từ đâu đặc biệt vào mùa đông
Ngoài ra, khi bạn thở ra, không khí đang từ nơi có nhiệt độ ấm áp đột ngột phải đến môi trường lạnh lẽo, khắc nghiệt khiến chứng dễ ngưng tự thành nước. Điều này giống như cách nước ngưng tụ trên gương khi bạn tắm nước nóng vậy. Và tác động vật lý này sẽ ảnh hưởng rõ hơn khi sự chệnh lệch nhiệt độ càng lớn.
Ở trẻ nhỏ hay một số người có niêm mạc rất nhạy cảm. Khi bị khô mũi, niêm mạc và mạch máu bên dưới dễ bị tổn thương còn có thể dẫn tới chảy máu cam. Do đó, lời khuyên cho bạn là nên sử dụng các sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm như Natri Hyaluronate để tăng độ ẩm cho mũi.
3. Có nên dùng ngay thuốc sổ mũi?
Sau khi đã tìm hiểu nước mũi từ đâu mà có, chắc hẳn bạn đã biết được rằng việc chảy nước mũi, sổ mũi chính là một cơ chế miễn dịch của cơ thể để tống đẩy virus, vi khuẩn, tác nhân gây hại ra ngoài.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn chưa nên vội dùng thuốc sổ mũi nếu tình trạng còn nhẹ. Các loại thuốc trị sổ mũi ở đây thực chất là các thuốc kháng histamin H1 (loratadin, cetirizin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin…). Chúng sẽ cạnh tranh với histamin H1 tại thụ thể tương ứng. Từ đó làm giảm hoặc mất tác dụng của histamin. Dịch nhầy mũi sẽ giảm tiết ngay lập tức. Tuy nhiên, đây là thuốc làm giảm triệu chứng tạm thời chứ không phải điều trị căn nguyên của bệnh.
Nhiều khi, việc giảm tiết dịch mũi còn có thể gây hại. Khi virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào sâu trong phổi và gây viêm phổi. Bằng cách nhìn màu nước mũi đoán bệnh, bạn có thể hiểu hơn về tiến triển của bệnh.
4. Cách giảm nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả và an toàn
Khi sổ mũi mới xảy ra, bạn cần xác định rõ nguyên nhân để loại bỏ chúng. Song song với đó là rửa mũi với nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương để loại bỏ dịch nhầy, giảm nghẹt mũi. Nếu thực hiện tốt ngay từ đầu sẽ giúp bạn giảm đáng kể được các triệu chứng khó chịu và giảm thiểu phải sử dụng thuốc, ngăn ngừa việc chảy nước mũi kéo dài.
Nếu nghẹt mũi nặng, nước mũi đặc quánh, nước mũi màu xanh,… bạn nên sử dụng dung dịch muối ưu trương Nebial 3% để cho hiệu quả nhanh và tốt hơn. Ngoài hàm lượng muối cao (NaCl 3%) cho khả năng làm loãng dịch nhầy nhanh, giảm viêm mũi tốt hơn nước muối sinh lý. Nebial 3% còn có thêm thành phần Natri Hyaluronate giúp dưỡng ẩm, phục hồi niêm mạc mũi.
Nước muối ưu trương rửa mũi Nebial 3% hiện có dạng bình xịt B.O.V tiện lợi cho cả gia đình, dùng được cho bé từ ngay 6 tháng tuổi. Sản phẩm là hàng nội địa Italy.
Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: spray-sol.vn
Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ nước mũi từ đâu ra, lý do vì sao chúng hình thành. Hãy xử trí chúng ngay từ đầu bằng cách loại bỏ nguyên nhân và rửa mũi, thông thoáng đường thở với nước muối ưu trương nhé!