Nhìn màu nước mũi đoán bệnh là một cách mà các bậc phụ huynh thường sử dụng để chuẩn đoán được tình trạng bệnh lý của con mình đang ở mức độ nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tham khảo bài viết sau đây!
1. Tại sao nhìn màu nước mũi đoán bệnh được?
Lý do nhìn màu nước mũi đoán bệnh được là mỗi sự chuyển biến về màu sắc ở dịch nhầy trong mũi sẽ thể hiện các bệnh lý khác nhau. Dịch mũi có thể có các màu phổ biến như vàng, xanh, đen … và mỗi màu lại thể hiện một bệnh khác nhau tùy theo tình trạng nghiêm trọng mà đường hô hấp của bạn đang mắc phải.
Dịch nhầy thay đổi được màu sắc có liên quan đến những thay đổi xảy ra bên trong hoặc ngoài cơ thể khi bị vi khuẩn, virus tấn công. Đây là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh mà bạn có thể thường xuyên gặp phải như cảm cúm, cảm lạnh hoặc một số bệnh lý khác nữa.
2. Đoán bệnh qua màu nước mũi của bé
Thông qua màu nước mũi đoán bệnh cho bé thì các bậc phụ huynh có thể có thêm những kiến thức chuẩn đoán tình trạng của con mình để có những giải pháp phù hợp.
Nước mũi trong suốt
Khi mẹ thấy con chảy nước mũi màu trong suốt, loãng thì đó là biểu hiện của cơ thể bé vẫn khỏe mạnh, không có gì đáng lo lắng. Nước mũi chảy ra có tác dụng như một chất màng bảo vệ để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào trong mũi.
Nước mũi từ đâu ra mà có? Thực tế đã cho thấy rằng cơ thể bạn sản xuất ra các dịch nhầy trong mũi mỗi ngày tuy nhiên khi ở trạng thái bình thường, những chất nhầy này phần lớn được chúng ta nuốt vào bên trong. Và khi chảy nước mũi trong thì rất có thể cơ thể bé đang có phản xạ tự nhiên chống lại các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện ban đầu của tình trạng cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng ở trẻ nhỏ.
Bé chảy nước mũi trong suốt là tình trạng hoàn toàn bình thường.
Dịch nước mũi màu trắng
Trong các lí thuyết về màu nước mũi đoán bệnh thì nước mũi màu trắng là kết quả của việc trẻ đang mắc chứng nghẹt mũi, sổ mũi do cảm cúm, cảm lạnh. Từ chảy nhiều nước mũi trong suốt, viêm và sưng phía bên trong mũi khiến dịch nhầy dần trở nên cô đặc lại, trở thành màu trắng và đặc quánh.
Bên cạnh dấu hiệu nước mũi màu trắng, bé sẽ gặp các tình trạng như ho, thờ khò khè, sốt …
Ngoài ra, tình trạng nước mũi đặc quánh cũng có thể là do không khí bên ngoài trở nên lạnh, khô hơn khiến chất nhầy trong mũi dễ dàng khô lại.
Khi thấy nước mũi bé có màu trắng thì mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Chảy nước mũi màu vàng lỏng
Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng lỏng thì đây là dấu hiệu cho cơ thể bé đang sản sinh ra các tế bào chống lại vi khuẩn, virut tấn công cơ thể gây bệnh cho bé. Điều này là điều hoàn toàn bình thường khi vi khuẩn, virut bị bạch cầu tiêu diệt sẽ được thải ra thành màu vàng theo đường nước mũi.
Sau đó, bé sẽ khỏi bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần theo dõi tình trạng trẻ bị chảy nước mũi màu vàng. Nếu sau 1-2 tuần quan sát dịch nhầy trong mũi bé vẫn có màu vàng hoặc đã chuyển sang màu khác thì bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Sở dĩ nước mũi có màu vàng lỏng là kết quả của vi khuẩn và virut đang dần bị tiêu diệt.
Bé chảy nước mũi màu xanh
Bé chảy nước mũi màu xanh khi hệ miễn dịch đã hoạt động hết mức để chống lại các vi khuẩn và virut gây bệnh cho bé. Ngoài màu vàng thì xanh cũng là màu của xác vi khuẩn đã được tế bào bạch cầu tiêu diệt và thải ra ngoài theo đường nước mũi.
Tình trạng này khi kéo dài và chuyển màu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến mọi dấu hiệu của con trong thời gian con đang ốm, sốt và có các triệu chứng bệnh lý đặc biệt khi nước mũi có mùi hôi ở trẻ em, bé ho, sốt cao…
Nước mũi màu xanh thường xuất hiện khi bé dần khỏi bệnh
Lúc này, khi nước mũi trẻ có màu vàng, xanh thì bạn nên rửa mũi cho bé với bộ dụng cụ rửa mũi Nebial 3% Kit để loại bỏ dịch nhầy mũi và loại trừ vi khuẩn, virus gây bệnh tốt hơn.
Ngoài thành phần muối ưu trương 3% giúp giảm viêm, kháng khuẩn tốt, Nebial 3% còn có thêm thành phần dưỡng ẩm Natri Hyaluronate giúp tăng hoạt động của các tế bào lông chuyển, tống đẩy dịch nhầy mũi ra ngoài nhanh hơn. Đặc biệt, các hạt được phân tán thành kích thước siêu nhỏ chỉ 16 micromet cho tác dụng làm sạch sâu, lực ổn định vừa phải an toàn cho bé.
Màu hồng hoặc đỏ
Khi nhìn màu nước mũi đoán bệnh mà thấy nước mũi bé chuyển hồng hoặc đỏ thì có nghĩa niêm mạc mũi của bé đã bị tổn thương dẫn đến chảy máu mũi. Vì bé còn nhỏ nên mọi tác động hoặc xì mũi quá mạnh đều khiến nhầy mũi có máu.
Ngoài ra có rất nhiều trường hợp như bé chảy máu cam, vệ sinh mũi không đúng cách, dùng tay ngoáy mũi quá mạnh, thời tiết quá lạnh và khô … cũng khiến nước mũi còn sót lại có màu hồng hoặc đỏ. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất với từng trường hợp có tác động khiến mũi bé chảy máu.
Khi mũi bé bị chảy máu sẽ dẫn đến tình trạng nước mũi có màu đỏ, hồng.
Đoán bệnh qua nước mũi có màu nâu
Nước mũi có màu nâu là biểu hiện cho việc máu tích tụ lại trong khoang mũi chưa được làm sạch hoàn toàn. Thêm vào đó là các bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong mũi bé không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng nước mũi chuyển màu nâu.
Mẹ nên vệ sinh sạch lại mũi cho bé khi thấy nước mũi bé có màu nâu
Màu nước mũi đen
Đối với trường hợp màu nước mũi của bé chuyển đen thì rất có thể bé đang gặp các vấn đề về nấm tại niêm mạc mũi thường gặp ở những bé có hệ miễn dịch yếu. Tình trạng nấm trong mũi lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng khiến bé dễ dàng mắc các bệnh xoang gây đau đầu, chóng mặt ….
Nếu nước mũi chuyển đen do bụi bẩn, mẹ có thể dễ dàng làm sạch ngay sau đó. Tuy nhiên với tình trạng không thể làm sạch thì rất có thể bé đã mắc các bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi bé chảy nước mũi màu đen
Nhận biết màu nước mũi đoán bệnh đã giúp cho các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của con. Mong rằng bài viết sẽ có ích đối với các bạn! Ngoài màu nước mũi, mẹ nên theo dõi, quan sát chi tiết từng dấu hiệu của con để có cách chăm sóc bé cho thật tốt. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp!