Tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao để giúp con bớt khó chịu và quấy khóc là điều mà nhiều cha mẹ lăn tăn. Tình trạng này của con tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và vận động của trẻ nếu không được điều trị dứt điểm.
Trẻ bị nghẹt mũi là hiện tượng bé có dịch nhầy tắc nghẽn trong khoang mũi, làm hẹp đường đi của không khí, do đó việc thở trở nên khó khăn. Vào ban đêm, trẻ bị ngạt mũi sẽ thấy khó chịu và đôi khi phải thở bằng miệng. Theo quan sát, trẻ nghẹt mũi không có hiện tượng chảy nước mũi nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống và ngủ nghỉ. Do vậy, các phụ huynh cần nhận biết và thực hiện một số giải pháp giúp giảm tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng cho con.
1/ Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao
Trẻ bị ngạt mũi về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ khó thở và dễ quấy khóc. Khi tình trạng này kéo dài, chức năng hô hấp và khả năng vận động của con sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Một số bệnh lý con có thể mắc phải nếu trẻ bị nghẹt mũi vào ban đêm như viêm amidan, viêm VA, sâu răng, viêm họng, hôi miệng…
Nếu bạn đang không biết trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao, hãy tham khảo những giải pháp chăm sóc thực tế dưới đây để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.
Hút dịch mũi
Với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, các phụ huynh có thể hút dịch mũi cho con để giảm tình trạng ngạt mũi vào ban đêm. Cụ thể, bạn sẽ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi của con, chờ vài phút rồi dùng tăm bông nhẹ nhàng lấy dịch nhầy bên trong ra ngoài. Sau khi hút xong, bạn nên lau sạch mũi con tránh để chất nhầy dính bẩn lên người.
Xông hơi
Đối với các bé từ 3 tuổi trở lên bị ngạt mũi về đêm, cha mẹ có thể xông hơi cho con để giảm tình trạng khó thở. Khi con được ngâm trong nước ấm, hơi nước sẽ len lỏi vào hốc mũi và giúp dịch nhầy loãng đi, làm giảm tình trạng tắc nghẽn hiệu quả.
Các mẹ cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc 2-3 giọt dầu khuynh diệp vào nước xông hơi để tối ưu hóa tác dụng. Sau khi xông hơi cho con, bạn nên dùng khăn ẩm hoặc tăm bông để lau sạch khoang mũi, giúp đường thở thông thoáng.
Massage mũi cho trẻ
Đối vớ trẻ bị nghẹt mũi về đêm từ 6 tuần tuổi trở lên, phụ huynh có thể áp dụng phương pháp massage để tăng cường dẫn lưu dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và sổ mũi khó chịu.
Thực hiện:
+ Xoa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho trẻ từ 1-3 phút
+ Xoay nhẹ huyệt Ấn Đường (huyệt này nằm giữa 2 đầu lông mày)
+ Đặt 2-3 ngón tay lên phần má của trẻ, ấn nhẹ và xoa bóp 1-3 phút
+ Thoa 1 chút dầu khuynh diệp vào vùng cổ cho trẻ trước khi đi ngủ
Bổ sung nhiều nước cho con
Trẻ ngạt mũi về đêm thường phải thở bằng miệng, do đó, việc uống nhiều nước sẽ giúp con cân bằng điện giải trong cơ thể. Hơn nữa, uống đủ nước còn giúp tăng cường trao đổi chất, và làm loãng dịch tiết hô hấp.
Các mẹ cũng có thể dùng nước ép trái cây và rau xanh để bổ sung khoáng chất và tăng cường sức đề kháng cho con nếu trẻ đã được 2 tuổi.
Kê cao gối cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao và cha mẹ cần làm gì để cho con dễ chịu nhất khi ngủ? Các mẹ nên kê cao gối của bé hơn mọi ngày để trẻ có thể dễ thở hơn. Cùng với đó, bạn nên “day day” cánh mũi cho con để giúp bé cảm thấy thoải mái và ngon giấc hơn.
Đảm bảo phòng ngủ của con sạch sẽ, thông thoáng
Cha mẹ cần giữ không khí trong phòng sạch sẽ, thoáng mát để diệt trừ vi khuẩn, nấm mốc có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ. Khi con ngủ, bạn nên chú ý không quay trực tiếp quạt vào mặt bé, và không để điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh.
Ngoài những mẹo chăm sóc trẻ bị ngạt mũi về đêm phổ biến trên, các phụ huynh cũng cần chú ý thực hiện một số giải pháp nhỏ dưới đây để hỗ trợ làm giảm tình trạng này nhanh chóng:
+ Chườm khăn ấm lên vùng mũi để nước mũi chảy ra ngoài (với trẻ 2 tuổi trở lên)
+ Hướng dẫn trẻ hỉ mũi để loại bỏ dịch tiết, làm giảm nghẹt mũi
+ Cho con súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn đi xuống họng
+ Mặc quần áo thoáng mát cho con khi ngủ…
2/ Chia sẻ cách chữa trẻ nghẹt mũi về đêm từ webtretho
Trẻ nghẹt mũi về đêm có thể do cúm, viêm họng hay dị ứng. Để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn và tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng giảm đi, các phụ huynh có thể tham khảo cách chữa trẻ ngạt mũi về đêm từ webtretho như sau.
+ Chườm nước ấm lên tai: Lấy khăn nhúng vào nước ấm nóng và rồi chườm ở 2 bên tai con khoảng 10-15 phút. Hai bên tai có những dây thần kinh giúp điều tiết lưu thông ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao sẽ giúp thông lỗ mũi hiệu quả.
+ Thoa dầu nóng/ dầu tràm/ dầu khuynh diệp vào lông bàn chân bé (có thể làm cả cho bé sơ sinh)
+ Dán miếng cao dán nhỏ vào lòng bàn chân bé để làm giảm ngạt mũi hiệu quả (đối với bé 1,5 tuổi trở lên)
+ Cho bé uống nước chanh ấm pha mật ong (thực hiện với bé từ 1 tuổi trở lên)
3/ Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm
Nhiều bậc cha mẹ sốt sắng không biết trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao. Trước khi tìm ra giải pháp phù hợp xử lý tình trạng này ở con, chúng ta cần nhận biết nguyên nhân khiến ban đêm bé thường bị nghẹt mũi:
Bị cảm cúm
Cảm cúm là loại bệnh do virus cúm A, B, C gây ra, và trẻ mắc phải sẽ có triệu chứng như đau đầu, sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ho, nghẹt mũi. Những dấu hiệu này có thể bùng phát mạnh hơn vào ban đêm và tình trạng có thể kéo dài tới 10 ngày.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những bệnh lý liên quan đến mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ, và có mức độ nghiêm trọng nhẹ hơn cảm cúm. Khi bị virus xâm nhập, con sẽ có những triệu chứng phổ biến như nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, sổ mũi…
Các biểu hiện trên có thể diễn biến xấu đi nếu thời tiết chuyển lạnh. Kết quả là, trẻ sẽ bị ngạt mũi và cảm thấy khó thở vào ban đêm.
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng các xoang bị viêm do nấm, virus, dị ứng hay vi khuẩn. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi vào ban đêm. Bệnh lý này xảy ra sẽ làm ngưng trệ quá trình dẫn lưu dịch qua mũi, gây ra hiện tượng ngạt mũi, khó thở về đêm.
Do trẻ mọc răng
Trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng và khi đó, vùng nướu bị viêm sưng sẽ dẫn đến nóng sốt và hiện tượng chán ăn. Hơn nữa, dịch tiết hô hấp lúc này được sản sinh quá mức cũng có thể khiến khoang mũi bị tắc và gây ra tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm.
Bé bị dị ứng
Trẻ bị dị ứng thời tiết, nấm mốc, phấn hoa hay bụi bẩn cũng có thể bị nghẹt mũi vào ban đêm. Về cơ bản, khi niêm mạc hô hấp tiếp xúc với tác nhân dị ứng sẽ làm tăng dẫn lưu dịch và gây ra triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, đỏ mắt và ngạt mũi…
Nhìn chung, hiện tượng trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao không quá nguy hiểm và đáng lo ngại nếu cha mẹ có những biện pháp chăm sóc tốt cho con và phương pháp điều trị kịp thời. Chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân vì sao trẻ bị nghẹt mũi và tìm biện pháp xử lý phù hợp. Khi phát hiện thấy triệu chứng của con không có dấu hiệu suy giảm sau nhiều cách, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị nhanh chóng.