Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là hiện tượng phổ biến mà các ba mẹ vẫn thường gặp. Nguyên nhân và cách xử lý cho trẻ thế nào sẽ hiệu quả? Viêm họng là căn bệnh hay xuất hiện ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ bị viêm họng kéo dài có kèm theo triệu chứng về đường hô hấp khác như ho. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mẹ sẽ thấy kỳ lạ khi trẻ bị viêm họng nhiều đờm và không ho. Hiện tượng này xảy ra xuất phát từ nguyên nhân gì? Ba mẹ có thể làm gì để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.
1/ Trẻ bị viêm họng nhưng không ho do nguyên nhân gì?
Trẻ bị viêm họng lâu ngày nhưng không ho có thể do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
Trẻ hay thở bằng miệng
Nhiều trẻ nhỏ có thói quen thở bằng miệng trong lúc ngủ. Tuy nhiên, điều này đã vô tình khiến bé dễ bị viêm họng hơn, nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Một vài biểu hiện của con có thể là khô miệng, khô họng, khàn tiếng, mệt mỏi, quầng thâm ở mắt…
Trẻ bị viêm Amidan
Viêm amidan có thể khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Bệnh lý này xảy ra khá phổ biến ở trẻ em và thường do vi khuẩn/ virus. Trẻ bị viêm amidan có thể do nhiễm trùng hoặc bị lâu từ người khác thông qua tiếp xúc.
Trẻ bị viêm amidan có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, đau họng, khàn, chảy nước mũi, phát ban cơ thể, chán ăn, buồn nôn…
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây cũng là căn bệnh có thể gây nên tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do co thắt cơ thực quản hoạt động không đúng, khiến axit bị trào ngược lên. Những bé thường xuyên bị trào ngược dạ dày sẽ dễ bị viêm họng kéo dài.
Hội chứng nhỏ giọt mũi sau
Tình trạng này xảy ra khi chất nhầy chảy xuống cổ họng. Kết quả là họng bé dễ bị khô, đau và viêm họng. Nguyên nhân của hội chứng xuất phát từ dị tật lệch vách ngăn mũi, không khí khô hay do bé bị dị ứng.
Trẻ mắc bạch cầu đơn nhân
Tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng có thể do mắc bệnh bạch cầu đơn nhân. Căn bệnh này xảy ra do cơ thể nhiễm virus. Thông thường, trẻ bị bệnh này sẽ có các biểu hiện phổ biến như sốt, viêm họng, đau rát họng và nổi hạch. Ngoài ra, trẻ còn đau đầu, ăn không ngon, mệt mỏi, khó thở, tức ngực…
Áp xe quanh Amidan
Áp xe quanh Amidan được dùng để miêu tả tình trạng nhiễm khuẩn mức nghiêm trọng ở amidan. Khi bị như vậy, trẻ sẽ bị viêm họng và có các dấu hiệu như sưng hàm, đau tai ở cạnh họng, khó thở miệng, kén ăn, khàn giọng, sốt, hôi miệng…
2/ Khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không?
Không dễ để khẳng định ngay việc viêm họng nhưng không gây ho ở trẻ em có nguy hiểm không. Thay vào đó, ba mẹ nên xem xét kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của con để biết bệnh nặng hay không.
Nếu thấy bé bị sốt cao hay sốt liên tục kèm theo các biểu hiện chán ăn, đau mỏi; ba mẹ nên đưa con đi khám để nắm rõ tình trạng của con. Chỉ khi được chẩn đoán chính xác tình trạng cơ thể, con mới được điều trị an toàn và hợp lý nhất.
3/ Cách xử lý cho trẻ viêm họng không ho hiệu quả
Cơ thể của bé còn yếu và non nớt, do đó ba mẹ không nên để tình trạng con bị viêm họng kéo dài. Nhằm hỗ trợ giúp con nhanh chóng khỏi bệnh, bạn hãy tham khảo những mẹo xử lý cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho tại nhà sau đây.
Cho trẻ súc miệng nước muối
Một trong những mẹo xử lý dễ làm nhất là cho bé súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Cách này đem lại hiệu quả rất tốt, giúp triệu chứng viêm họng giảm đi đáng kể. Ba mẹ chú ý dùng nước muối loãng 5% hoặc tư pha và cho bé súc 5-7 lần trong ngày.
Chữa viêm họng không ho bằng mật ong chanh đào
Mật ong được biết đến với khả năng làm dịu cơn đau họng rất hiệu quả. Trong khi đó, chanh với khả năng cung cấp nhiều vitamin C giúp kháng viêm sẽ là lựa chọn tuyệt vời để kết hợp cùng mật ong. Ba mẹ có thể dùng mật ong chanh đào cho trẻ bị viêm họng từ 1 tuổi trở lên.
Dùng lá húng chanh, lá hẹ
Ba mẹ có thể dùng một số loại lá để hỗ trợ điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ. Lá húng chanh và lá hẹ là sự kết hợp hoàn hảo giúp bé giảm đau họng.
Chuẩn bị: 5 quả quất, 3 thìa đường phèn, 1 nắm hẹ, 25 lá húng chanh, 2 lát gừng
Thực hiện:
+ Cho lá húng chanh, hẹ và gừng cùng 200ml nước vào xay nhỏ
+ Đổ ra bát, rồi cho đường phèn và quất non vào trước khi hấp cách thủy 30 phút
+ Khi đường tan, lọc bã lấy nước cốt, cho bé dùng 3-4 lần mỗi ngày
Mẹo chăm sóc con tại nhà
+ Cho bé uống nhiều nước để họng không bị khô
+ Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn
+ Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ của con
+ Không để bé tiếp xúc với tác nhân gây ra dị ứng
Dùng thuốc điều trị viêm họng
Khi cần thiết, ba mẹ nên cân nhắc cho trẻ bị viêm họng dùng thuốc nhưng theo bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc trị viêm họng có thể kể đến như: thuốc Steroid giảm đau/sưng, thuốc kháng axit, thuốc chống dị ứng theo toa, thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng…
4/ Phòng tránh viêm họng ở trẻ em
Tình trạng bị viêm họng nhưng không ho có thể xảy ra đối với bất cứ trẻ nào. Vì vậy, trước khi tìm đến cách chữa trị, ba mẹ cần cố gắng chăm sóc con thật tốt để phòng bệnh hiệu quả. Tham khảo những mẹo sau đây để giúp con bạn tránh bị viêm họng nhiều đờm.
+ Không để trẻ tiếp xúc với người bị cúm/ viêm họng
+ Trẻ bị ốm nên được nghỉ ngơi nhiều hơn tại nhà thay vì ép con đến trường
+ Rửa tay sạch sẽ trước khi cho con ăn
+ Để bé tránh xa môi trường khói thuốc và ô nhiễm
+ Không để bé dùng chung thức ăn với người trong gia đình
Nhìn chung, trẻ bị viêm họng nhưng không ho là hiện tượng bình thường, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong quá trình chăm sóc con, ba mẹ cần hết sức chú ý đến môi trường xung quanh để đảm bảo con không bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu bé bị viêm họng và kèm theo biểu hiện sốt hay biếng ăn, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được chữa trị nhanh khỏi nhất.