Ngải cứu chữa chảy máu cam là một trong những bài thuốc dân gian dễ làm, nguyên liệu dễ kiếm. Vậy cách làm này có hiệu quả không? các bước thực hiện thế nào?…
1/ Dùng ngải cứu chữa chảy máu cam được không?
Ngải cứu là loại thân cỏ, khi vò nát sẽ có mùi hắc, vị đắng nhưng ăn vào sẽ thấy ngọt. Trong ngải cứu có chứa tinh dầu, flavonoid, các acid amin choline và adenin.
Trong y học dân gian, từ lâu ngài cứu đã được sử dụng như một vị thuốc để giảm đau nhức, lợi tiểu, hàn thấp, phong thấp, điều hoà khí huyết, trị nôn ói, kiết lỵ, viêm da, ghẻ lở, cầm máu… Lá ngải cứu có thể làm ấm kinh mạch và làm ngưng chảy máu, đã được ghi lại trong các sách dược học cổ Trung Quốc.
Theo đó, ngải cứu chữa chảy máu cam là một các làm hiệu quả. Không chỉ trong y học dân gian mà theo các nghiên cứu của y học hiện đại, ngải cứu đã được chứng minh cho tác dụng làm đông máu nhanh hơn, nhất là khi dùng ngải cứu đã được làm nóng.
2/ Cách chữa chảy máu cam bằng ngải cứu tại nhà
Bạn có thể dùng ngải cứu chữa chảy máu cam với cách làm như sau:
- Bài tứ sinh (4 loại lá tươi)
- Chuẩn bị: 6g ngải cứu tươi, 9g trắc bá diệp, 12g sinh địa, 9g hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi), 24g sinh địa hoàng
- Thực hiện: các nguyên liệu đem sắc rồi uống
- Theo kinh nghiệm trị bằng thuốc Nam của Tuệ Tĩnh:
- Ngải cứu tươi sắc uống
- Ngải cứu khô đốt ra tro để thổi mũi
3/ Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa chảy máu cam
Mặc dù chữa chảy máu cam với ngải cứu là cách làm mang tới hiệu quả. Tuy nhiên, để tốt nhất cho tình trạng sức khoẻ của mình thì chúng ta cũng cần lưu ý thêm tới các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Bên cạnh nguyên nhân do các mao mạch ở mũi bị tổn thương (nứt vỡ mạch máu, nhiễm trùng, không khí khô…) bạn cũng có thể bị chảy máu cam do bệnh lý từ các cơ quan khác trong cơ thể, hay thói quen sinh hoạt chưa hợp lý như:
- Bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, dị dạng mạch máu), bệnh lý về máu (rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy…), bệnh lý mạn tính (xơ gan, suy thận) có thể gây chảy máu cam thường xuyên
- Vẹo vách ngăn mũi, khiến dòng khí đi vào 2 bên lỗ mũi không đều, dễ gây khô và nứt ở niêm mạc vách mũi, tăng nguy cơ chảy máu mũi
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống đông máu
- Lạm dụng rượu, bia, chất kích thích
Nếu thấy máu phun mạnh ra từ mũi, máu chảy nhiều và không thể kiểm soát, sốt cao > 38,5 độ, khó thở… hay có tiền sử các bệnh lý thì bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp, thay vì áp dụng các bài thuốc trị chảy máu cam bằng dân gian tại nhà.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một lý do khá phổ biến làm các bé dễ bị chảy máu mũi là do không khí khô hanh, thường gặp vào mùa đông hoặc trong môi trường điều hoà khô kín. Để dưỡng ẩm và phục hồi niêm mạc mũi cho bé, mẹ có thể tham khảo nhỏ mũi cho bé với dung dịch ectoin sinh lý IsoNebial.
IsoNebial Flaconcini là dung dịch nhỏ, rửa mũi kết hợp Ectoin và nước muối sinh lý. Giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi,…
- Ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố vào tế bào niem mạc mũi
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo
Ectoin trong IsoNebial là một axit amin đặc biệt được tìm thấy trong các vi sinh vật sống trong các điều kiện cực kỳ khắc nghiệt (sa mạc muối, sa mạc băng…), có tác dụng tạo thành một lớp màng nước để bảo vệ các vi sinh vật này. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác dụng của Ectoin trên sức khoẻ và cho thấy nhiều lợi ích: cấp ẩm, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm viêm mũi dị ứng…
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về cách dùng ngải cứu chữa chảy máu cam và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, cũng tưng tự bất kỳ các sản phẩm hay bài thuốc nào khác, bạn không nên lạm dụng ngải cứu vì có thể gặp phải tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, ù tai… Thay vào đó, nếu chảy máu mũi thường xuyên thì bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và đi khám bác sĩ khi cần thiết.