Hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh “đứng ngồi không yên”. Vậy tình trạng này là thế nào? Nguyên nhân do đâu? Tất cả các câu hỏi sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây. Cùng xem ngay!
1. Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là thế nào?
Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là tình trạng bé bị tắc nghẽn 1 hoặc cả 2 bên mũi do dịch nhầy trong mũi dày đặc dẫn đến mũi bị ngăn bít, cản trở đường di chuyển của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn.
Bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra hiện tượng trẻ bị ngạt mũi về đêm khi bé thường xuyên quấy khóc hoặc trằn trọc khó ngủ đi kèm theo đó là những tiếng thở khó nhọc, khò khè phát ra trong cổ họng và trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi phải thở bằng miệng.
Trẻ bị ngạt mũi sẽ phải thở bằng miệng là nguyên nhân gây ra những bệnh đường hô hấp nghiêm trọng
Nhiều người cho rằng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ không gây ra những nguy hiểm đối với sức khỏe và sẽ nhanh chóng bình phục tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các dấu hiệu ho, chảy nước mũi, ho sốt kéo dài thì đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua.
Một điểm cần chú ý đó là tình trạng ngạt mũi khó thở khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng trẻ gặp ác mộng, ngủ không ngon giấc khiến lúc tỉnh dậy hay bị nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đuối sức.
Những căn bệnh về đường hô hấp thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và đem đến những phiền toái trong quá trình sinh hoạt và phát triển ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, nếu trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên khi ngủ hoặc trong khi thức thì cách tốt nhất bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý mà trẻ gặp phải.
2. Nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi khó thở
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Tình trạng này là do dịch nhầy trong mũi trẻ được tiết ra quá nhiều khiến mũi bị ngẹt, không thể thở bình thường và tự nhiên được. Cụ thể các nguyên nhân có thể được kể đến như sau:
Bé ngạt mũi do cảm cúm
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non nớt nên dễ bị bị nhiễm vi khuẩn, virus gây ra bệnh cảm cúm, cảm lạnh và triệu chứng đó là trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi.
Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Trong trường hợp này, khi trẻ cảm lạnh, cảm cúm thì bố mẹ không nên quá lo lắng bởi chỉ cần được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ khỏe mạnh hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
Bị dị ứng với môi trường xung quanh
Với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, mũi trẻ sẽ rất dễ tiết nhiều dịch, chất nhầy khi thời tiết đột ngột thay đổi, môi trường xung quanh có quá nhiều bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa … gây nên tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở kéo dài.
Khi viêm mũi dị ứng, ngoài 1 hoặc 2 lỗ mũi bị nghẹt gây khó thở, bé còn gặp những tình trạng như hắt hơi nhiều, chảy nước mũi và ngứa mắt.
Viêm mũi dị ứng khiến trẻ ngạt mũi kèm theo hắt xì hơi nhiều
Mũi trẻ bị khô gây ngạt
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý với trường hợp cho bé nằm điều hòa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi của trẻ bị khô khiến chức năng làm sạch không khí khi hô hấp sẽ không được đảm bảo. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Thời tiết buối tối và sáng sớm hạ thấp càng khiến trẻ dễ nghẹt mũi về đêm hơn.
Có dị vật bên trong mũi
Một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là do có dị vật trong mũi trong quá trình trẻ vui chơi, nô đùa. Trường hợp này nếu không kịp thời phát hiện và có cách xử lý sẽ dẫn tới rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ra ngạt thở, chảy máu mũi, thậm chí là tính mạng của bé nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
3. Cách xử lý cho trẻ nghẹt mũi khó thở
Khi đã biết nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở trong giấc ngủ, bố mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra cách chăm sóc bé hiệu quả nhất nhằm giúp bé nhanh chóng chấm dứt tình trạng khó chịu này. Một số cách xử lý mà bố mẹ có thể tham khảo:
Vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ
Vệ sinh mũi cho trẻ là một giải pháp hiệu quả để giúp trẻ bị nghẹt mũi khó thở cảm thấy dễ chịu hơn. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ bớt những vi khuẩn, chất nhầy gây ra tình trạng nghẹt mũi nhằm làm sạch, hỗ trợ trẻ dễ dàng hơn trong việc hô hấp. Khi trẻ bị tịt mũi khó thở, mẹ nên vệ sinh mũi cho con 2-3 lần/ ngày. Còn đối với những ngày bình thường, việc duy trì từ 2-3 lần/ tuần sẽ đảm bảo giúp con có một hệ hô hấp khỏe mạnh bởi nếu quá lạm dụng rửa mũi có thể sẽ gây ra tình trạng phản tác dụng do mũi trẻ bị khô, niêm mạc mũi bị tổn thương.
Đặc biệt, bố mẹ nên sử bộ dụng cụ rửa mũi Nebial 3% Kit để vệ sinh mũi cho con bởi sản phẩm nhập khẩu 100% từ Italy này sẽ hỗ trợ hệ hô hấp của con khỏi những bệnh lý như: viêm mũi, sổ mũi, khô mũi … hiệu quả. Rất nhiều phụ huynh đã tin tưởng và lựa chọn Nebial 3% Kit như một người bạn đồng hành trong quá trình phát triển của bé yêu. Dụng cụ có thể tái sử dụng nhiều lần.
Nebial 3% Kit dùng được cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi
Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ
Mẹ có thể thay đổi tư thế để giúp trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tư thế để trẻ cảm thấy dễ ngủ hơn đó là nâng cao đầu trẻ lên một chút so với bình thường bởi lúc này tình trạng ngạt mũi khó thở sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Cho trẻ uống nhiều nước
Đối với trẻ còn chưa cai sữa thì mẹ có thể cho con bú nhiều hơn, còn với trẻ từ 6 tháng trở lên, mẹ nên cho con uống nhiều nước bởi khi cung cấp nước cho cơ thể trẻ sẽ làm thúc đẩy quá trình làm loãng chất nhầy giúp con không còn cảm thấy bị tắc ngạt mũi nữa
Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ
Nên thay ga giường và hút bụi thường xuyên để trẻ không bị tình trạng viêm mũi dị ứng dẫn đến bị tịt mũi khó thở khi ngủ. Mẹ cũng đặc biệt chú ý đến lông động vật, mùi nước hoa, phấn hoa … để xa tầm tay trẻ em đế giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Xông hơi làm giảm dịch nhày mũi
Việc xông hơi sẽ giúp làm loãng chất nhầy có trong mũi trẻ giúp mẹ dễ dàng lấy chúng ra khiến hệ hô hấp của trẻ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, khi xông hơi với tinh dầu không chỉ khiến tình trạng ngạt mũi được cải thiện mà còn khiến tinh thần của trẻ trở nên sảng khoái, minh mẫn hơn.
Chú ý: không nên để hơi quá nóng có thể gây ra tình trạng bỏng cho trẻ.
Tham khảo ngay: Các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Mặc dù có nhiều phương pháp để điều trị trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ tuy nhiên cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé đó là đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phương hướng chính xác nhất giúp trẻ dứt điểm bệnh trong thời gian sớm nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất!