Ba mẹ có thể nhận biết sớm các tiếng thở bất thường ở trẻ em không? Dưới đây là các dấu hiệu mà ba mẹ cần để ý. Spray-sol sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết.
1/ Dấu hiệu các tiếng thở bất thường ở trẻ em
Các tiếng thở bất thường ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ khó hơn nhiều so với người lớn. Nguyên nhân do tiếng thở của trẻ sơ sinh có xu hướng chưa được đều, nhanh chậm xen kẽ, thỉnh thoảng tạm dừng. Đường thở của trẻ nhỏ cũng mềm và hẹp hơn so với người lớn nên phát ra tiếng thở thường lớn hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả tiếng thở đều đáng ngại như nhau vì một số sẽ tự biến mất theo thời gian.
Nhìn chung, có những tiếng thở bất thường hay gặp ở trẻ mà mẹ cần để ý là:
- Tiếng thở huýt sáo: âm thanh như tiếng huýt sáo. Do mũi của trẻ có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí bị thu hẹp, cản trở không khí ra vào đường thở
- Thở khò khè: là âm thanh cao hơn khi trẻ thở ra, đôi khi có thể xảy ra khi trẻ hít vào. Đây là tiếng thở bắt nguồn từ phổi, như dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, hen suyễn… hoặc trẻ bị nghẹn thứ gì đó trong phổi
- Thở dốc và gắng sức: trẻ thở nhanh, thở mệt, thở dốc bất thường, đôi khi tím tái, âm ran ở phổi (khi nghe bằng ống nghe). Nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus gây nên sự tích tụ dịch nhầy bên trong phế nang
- Thở rít: âm thanh cao, hỗn loạn xảy ra khi trẻ hít vào hoặc thở ra. Đây thường là dấu hiệu của sự tắc nghẽn hoặc hẹp nơi đường hô hấp trên, bên ngoài khoang ngực. Nguyên nhân thở rít phổ biến nhất là do virus croup, ngoài ra còn có các nguyên nhân khac như trẻ nuốt phải dị vật nhỏ mắc kẹt trong đường thở, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm, u nang, vấn đề về dây thanh quản, sẹo… và một số bệnh tim bẩm sinh
- Thở như tiếng ngáy: ít gặp hơn so với thở khò khè, thở rít, âm thanh với âm vực thấp, gần giống như tiếng ngáy cho thấy miệng và mũi bị tắc nghẽn. Thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh thông thường, dị ứng hoặc cúm với sự mở rộng vòm họng, hay dấu hiệu cho thấy bất thường về cấu trúc phía sau khoang mũi trong một số ít trường hợp
2/ Khi trẻ có tiếng thở bất thường cần làm gì?
Vì các tiếng thở bất thường ở trẻ em có nhiều dạng khác nhau, việc tìm ra nguyên nhân vẫn khó để phân biệt. Đa số các trường hợp là không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tiếng thở không dịu đi sau khi bệnh đã khỏi, hoặc biến mất rồi quay trở lại thì cha mẹ cần đưa bé đi khám để được đánh giá, kiểm tra kỹ lưỡng.
Tuỳ từng tình trạng mà các bác sĩ sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm như: nội soi thanh quản, nội soi phế quản, X-quang ngực, nghiên cứu nuốt…
Mẹ sẽ cần đưa trẻ tới khám bác sĩ khi con:
- Khó thở, cánh mũi phập phồng
- Môi, da hoặc cơ thể có màu hơi xanh
- Ngực xẹp vào trong
- Kéo da ở xương quai xanh, giữa các xương sườn hoặc dưới xương sườn
- Khó chịu, bú kém
- Lờ đờ, mệt mỏi
- Tăng cân kém hoặc giảm cân
Trong trường hợp trẻ thở rít, khó thở do mũi bị nghẹt, sổ mũi… bạn nên nhỏ, rửa mũi cho trẻ với nước muối ưu trương như Dung dịch muối ưu trương Nebial 3%. Nghiên cứu cho thấy, nồng độ muối cao 3% cho khả năng làm loãng dịch nhầy nhanh, làm sạch mũi và giảm các triệu chứng nghẹt, ngứa khó chịu ở mũi hiệu quả gấp 2 – 3 lần nước muối sinh lý 0,9% thông thường.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc nhận biết các tiếng thở bất thường ở trẻ em, từ đó chăm sóc trẻ một cách tốt hơn. Nếu còn điều gì băn khoăn, ba mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Zalo/Facebook của Buona nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nationwidechildrens.org/conditions/noisy-breathing-stridor
- https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2015/07/noisy-breathing-in-kids
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/stridor-versus-wheezing