Cách chữa nghẹt mũi bằng dầu gió là cách làm được ông bà ta áp dụng khá thường xuyên, trước khi việc dùng thuốc, nước muối rửa mũi… được áp dụng phổ biến như ngày nay. Cách làm này ít nhiều đem đến hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn, nhất là khi áp dụng cho bé.
1/ Cách chữa nghẹt mũi bằng dầu gió
Dầu gió là một loại thuốc dạng lỏng thường được dùng để bôi ngoài da, có các màu sắc như: xanh lá, cam, trắng… Dầu gió có thành phần chủ yếu là các loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu long não (camphor), tinh dầu bạch đàn (eucalyptol), tinh dầu hương nhu (eugenol), methyl salicylat, tinh dầu thông (cineol)…
Dầu gió được dùng để giảm đau khi chấn thương nhẹ, giảm ngứa khi côn trùng đốt, giảm đau bụng, thậm chí là giúp thông mũi.
Cách chữa nghẹt mũi bằng dầu gió thường được dùng là bôi dầu gió lên mũi. Hơi tinh dầu sẽ giúp thông mũi và sát trùng đường hô hấp, chống viêm nhiễm, giảm đau, giúp bạn có cảm giác sảng khoái…
Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thay vì bôi dầu gió trực tiếp lên mũi thì mẹ hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên khăn quàng cổ của bé, xoa dầu vào lòng bàn chân. Lưu ý nên thử nghiệm sản phẩm trước khi sử dụng cho trẻ bằng cách nhỏ một vài giọt lên cổ tay hoặc bên trong cẳng tay của bé, kiểm tra xem có dấu hiệu kích ứng nào sau vài phút không nhé.
Nếu có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì bạn hãy dùng dầu gió để xông phòng bằng máy xông tinh dầu. Bên cạnh việc giúp mũi dễ chịu hơn, đây cũng là cách tuyệt vời để làm sạch không khí trong không gian chung.
2/ Có nên chữa nghẹt mũi bằng dầu gió không?
Cách chữa nghẹt mũi bằng dầu gió có thể giúp bạn thông mũi, đem lại cảm giác sảng khoái nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi có nên chữa nghẹt mũi bằng dầu gió không. Chúng ta cần chú ý hơn đến thành phần, chỉ định, đối tượng sử dụng của sản phẩm có phù hợp? nhất là khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Như theo báo cáo từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não có thể gây ngộ độc và tử vong cho trẻ sơ sinh. Các loại tinh dầu này gây kích ứng rất mạnh trên đường hô hấp, khi hít phải trẻ có thể bị suy hô hấp, sau đó là ngưng tim. Khi đang cho con bú, mẹ cũng tránh không nên dùng dầu gió có chứa hai loại tinh dầu này.
Ngoài ra, với các sản phẩm dùng ngoài da như dầu gió, bạn cần sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng vì chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến toàn thân và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
3/ Những lưu ý khi chữa nghẹt mũi với dầu gió
Khi dùng dầu gió chữa nghẹt mũi, bạn cần lưu ý:
- Không thoa hay bôi quá 4 – 5 lần ngày với người lớn
- Không dùng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang cho con bú
- Không lạm dụng vì có thể gây “nghiện” và giảm khả năng nhận biết mùi vị
- Trong dầu gió nếu có methyl salicylat thì chỉ nên bôi ngoài da, xông hoặc ngậm vào nhả ra, không nên uống và không nên bôi vào các vết thương hở, vào mắt
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, để thông thoáng đường thở cho bé một cách hiệu quả và an toàn nhất thì mẹ có thể tham khảo nhỏ mũi cho bé cùng dung dịch muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3% Flaconcini.
Với hàm lượng muối cao lên tới 3%, Nebial/ Nebianax 3% Flaconcini giúp làm loãng nhanh dịch nhầy đặc, giảm sưng viêm, nghẹt đường thở… Bên cạnh đó, dung dịch còn có thêm Natri Hyaluronate là thành phần dưỡng ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi, giúp mẹ rửa mũi cho bé một cách dịu nhẹ và không bị cay hay xót rát. Cũng nhờ thành phần đặc biệt này mà mẹ có thể sử dụng sản phẩm cho bé ngay từ những ngày đầu sau sinh, và với thời gian liên tục tối đa lên đến 30 ngày.
Trên đây là cách chữa nghẹt mũi bằng dầu gió hiệu quả & an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ em. Hãy sử dụng dầu gió đúng cách để mang đến hiệu quả, và đừng quên đi khám khi tình trạng không thuyên giảm để làm rõ nguyên nhân và được điều trị chuyên biệt, đúng cách bạn nhé!