
Bé ho nặng tiếng nhiều đờm là hiện tượng thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết liệu đó có phải là dấu hiệu nguy hiểm không. Trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị ho do những nguyên nhân ngoại cảnh. Bởi vậy, nếu con ho nhiều, ba mẹ không nên để tình trạng bệnh kéo dài, mà hãy tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm. Hãy cùng tham khảo bài viết này để hiểu hơn về hiện tượng trẻ ho nặng tiếng có đờm.
1/ Nguyên nhân khiến bé ho nặng tiếng nhiều đờm
Ho là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là một phản xạ tự nhiên để cơ thể có thể tống khứ những vi khuẩn, nấm gây hại ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bé ho nặng tiếng nhiều đờm, rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý như dưới đây.
Trẻ ho nặng tiếng có đờm do bị cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, bé sẽ có một số triệu chứng phổ biến là sổ mũi, viêm họng có đờm chán ăn và mắt kèm nhèm. Nếu bệnh lý này kéo dài tới 1-2 tuần, tình trạng bé ho nặng tiếng là dễ xảy ra. Không những vậy, bé còn có đờm khiến con càng trở nên khó chịu hơn. Thông thường, cảm lạnh xảy ra do virus gây bệnh. Bởi vậy, việc ba mẹ dùng kháng sinh sẽ không đem lại tác dụng.
Bé bị viêm tiểu phế quản
Bé ho nặng tiếng nhiều đờm rất có thể do con bị viêm tiểu phế quản. Để nhận biết bệnh lý này, hãy chú ý đến tiếng thở của con xem nó có phát ra tiếng rít và tiếng khò khè hay không. Ngoài ra, con cũng sẽ có biểu hiện bứt rứt và quấy khóc.
Theo lý giải, viêm tiểu phế quản là do các đường ống dẫn khí nhỏ nhất ở phổi đã bị nhiễm trùng. Điều này dẫn đến tiểu phế quản bị sưng và rồi gây nên dịch nhầy và khiến bé khó thở. Nguyên nhân chính của bệnh này là do virus hợp bào hô hấp và thường xảy ra vào mùa đông.

Bé ho đờm đặc do bệnh ho gà
Ho nặng tiếng có đờm cũng có thể do bệnh ho gà gây nên. Khi mắc bệnh này, bé thường ho từng cơn và tiếng thở rít như tiếng gà gáy.
Bệnh ho gà xảy ra do vi khuẩn đi vào lớp niêm mạc và gây nên hiện tượng viêm nhiễm nặng. Khi gặp phải tình trạng này, đường thở dễ bị hẹp lại và nguy cơ tắc nghẽn rất cao. Thật không may, bệnh ho gà xảy ra khá nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là với các bé không tiêm chủng hoặc không tiêm đủ 5 mũi vắc xin.
Để dễ nhận biết hơn về bệnh ho gà ở bé, ba mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu như:
- Bé ho liên tục từng cơn, và có nôn ọe sau khi ho xong
- Ngưng thở một thời gian ngắn
- Môi tím tái do thiếu oxy
Trẻ bị viêm phổi
Bé ho ít nhưng nhiều đờm cũng có thể do viêm phổi gây nên. Đặc trưng của bệnh này là tiếng ho có vẻ ướt và thở nhanh hơn bình thường. Bệnh viêm phổi xảy ra do virus hoặc vi khuẩn đã thâm nhập vào phổi và gây ứ đầy dịch. Chính vì lý do này đã khiến bé ho nặng tiếng có nhiều đờm hơn để có khả năng tống dịch ứ đọng ra khỏi phổi.
Do hen phế quản mãn tính
Trẻ ho nặng tiếng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân hen phế quản mãn tính. Bệnh này có thể gây tắc nghẽn đường thở, bên cạnh các dấu hiệu phổ biến khác như thở khò khè, ho và đau tức ngực. Nhiều trẻ vừa bị dị ứng vừa bị nhiễm khuẩn, sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
2/ Khi bé ho nặng tiếng nhiều đờm phải làm sao
Tình trạng ho và có đờm không chỉ khiến con khó chịu, mệt mỏi mà còn gây nên nguy hiểm nếu nó tiếp tục kéo dài. Bởi vậy, ba mẹ nên bắt tay vào thực hiện các cách chăm sóc và một số biện pháp phù hợp để nhanh chóng giúp con khỏi bệnh.
Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ
Để giúp bé ho nặng tiếng nhiều đờm cảm thấy dễ chịu hơn, ba mẹ cần vệ sinh mũi cho bé thường xuyên. Hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và họng cho bé.

Cho con uống thuốc hợp lý
Nhiều ba mẹ tự ý mua thuốc cho bé uống mà không thực sự biết liệu thuốc đó có phù hợp để dùng cho bé hay không. Theo các tài liệu cho thấy, không nên dùng thuốc chứa chất an thần, kháng histamin hay corticoid để trị ho cho trẻ vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến phổi và tim mạch.
Bởi vậy, tốt nhất là ba mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ và đơn kê thuốc để tránh gây nên tình trạng ho nặng có đờm nhiều hơn.
Bổ sung dinh dưỡng
Để nhanh chóng khắc phục tình trạng bé ho nặng tiếng nhiều đờm, việc bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể bé cũng là rất cần thiết. Thường xuyên cho con uống nước, ăn trái cây và ăn các món ăn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé sớm khỏi bệnh.

Đưa bé đi bệnh viện
Ở trường hợp bé ho nặng tiếng kéo dài và kèm theo một số biểu hiện sau, tốt nhất là bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp. Bởi lẽ đây là dấu hiệu của bệnh chuyển nặng, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
- Bỏ bữa, ăn ít hoặc không chịu ăn
- Sốt cao, sốt không rõ nguyên nhân
- Nôn trớ, quấy khóc dữ dội…
Nhìn chung, bé ho nặng tiếng nhiều đờm là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để biết cách điều trị và khắc phục tình trạng bệnh sớm, ba mẹ cần xác định rõ nguyên nhân. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ba mẹ hiểu hơn về việc bé ho nặng và có đờm, từ đó chăm sóc bé một cách hợp lý hơn.