Bấm huyệt vẫn thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh cho người lớn như sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau xương khớp… Nhưng có nên bấm huyệt trị sổ mũi cho trẻ nhỏ hay không? Nếu có thể thì ba mẹ cần lưu ý những gì?…
1/ Cách bấm huyệt trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả
Bấm huyệt là một liệu pháp cổ xưa, tác động lực lên một vị trí cụ thể trên cơ thể để chữa bệnh, giảm đau. Ở Việt Nam, liệu pháp này rất phổ biến vì không dùng đến thuốc và ít nhiều đem đến hiệu quả.
Khi trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp, mẹ có thể bấm huyệt trị sổ mũi cho trẻ để giúp con dễ chịu hơn, bằng các cách như sau:
- Bấm huyệt Ấn đường: nằm ở giao điểm nối 2 đầu cung mày với đường trung chính (đường chính giữa khuôn mặt). Bấm huyệt ấn đường có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí, giải phóng dịch mũi một cách nhanh chóng, mũi thông thoáng, giảm nghẹt mũi. Nên day huyệt ấn đường khoảng 40 lần cho tới khi trán nóng lên
- Bấm huyệt Nghinh hương: nằm ở cạnh cánh mũi, cách 2 cánh mũi khoảng 8mm. Bấm huyệt nghinh hương có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong, hỗ trợ giảm viêm mũi, nghẹt mũi…
- Bấm huyệt Hợp cốc: nằm ở trên nền thịt giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía ngón trỏ. Kích thích huyệt Hợp cốc để đuổi gió, tác động lên các tình trạng trên khuôn mặt (đặc biệt là mũi, miệng và mắt)
Bên cạnh việc bấm huyệt cho bé, mẹ có thể tiến hành massage cho con bằng cách dùng ngón giữa và ngón trỏ vuốt mạnh từ chân mày lên đến da trán theo đường thẳng. Thực hiện động tác này khoảng 40 lần cho tới khi trán nóng lên, nước mũi sẽ hạn chế chảy bớt.
2/ Có nên bấm huyệt trị sổ mũi cho bé không?
Bấm huyệt trị sổ mũi cho trẻ là liệu pháp mà mẹ có thể áp dụng tại nhà cho bé vì nó tương đối an toàn và ít nhiều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý thao tác đúng kỹ thuật, nhấn chính xác vị trí của huyệt. Nếu được, hãy nhờ sự hướng dẫn của y, bác sĩ Y học cổ truyền trong những lần đầu.
3/ Khi bấm huyệt chữa sổ mũi cho con cần lưu ý gì?
Để thao tác bấm huyệt cho bé một các an toàn và hiệu quả, mẹ hãy:
- Chú ý quan sát trẻ cẩn thận trong quá trình thực hiện. Nếu bé tỏ ra không thoải mái thì hãy dừng lại bất cứ lúc nào
- Mỗi lần thực hiện không kéo dài quá 10 – 20 phút/ngày và thời gian từng lần bấm không quá 10 – 20s
- Với trẻ dưới 3 tháng, lực bấm huyệt phải rất nhẹ nhàng
- Dùng phần thịt ở đầu ngón tay bấm để tránh làm trầy xước da bé
Bên cạnh việc bấm huyệt, để giúp trẻ nhanh chóng làm sạch mũi, thông thoáng đường thở thì mẹ nên nhỏ hay rửa mũi cho bé cùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương 3%. Dưới tác dụng của nước muối, dịch nhầy sẽ được làm loãng rồi loại bỏ ra ngoài. Khi sử dụng nước muối nồng độ cao 3% còn cho tác dụng giảm sưng viêm niêm mạc mũi, hiệu quả giảm nghẹt mũi tốt.
Hiện nay, Nebial 3% là dung dịch muối ưu trương được các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng, Giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cụ thể với các tình trạng như:
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi. Nhanh chóng loại bỏ cả những mảng nhày mũi khô cứng, hiệu quả rõ rệt từ ngay lần đầu thao tác với hàm lượng muối cao 3%
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé nhờ bổ sung Natri Hyaluronate dưỡng ẩm
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo
Trên đây là cách bấm huyệt trị sổ mũi cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo thực hiện cho bé. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ thay vì duy trì bấm huyệt tại nhà.