Vệ sinh mũi cho bé là thao tác rất cần thiết, cha mẹ cần làm hàng ngày trong 6 tháng đầu bởi trong giai đoạn này, mũi của trẻ còn rất nhỏ, các tổ chức mũi chưa hoàn thiện, bé lại chưa có các phản ứng có điều kiện khi mũi bị ngạt. Điều này khiến cho vi khuẩn, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào mũi, sinh sôi và gây ra các bệnh lý đường hô hấp. Nhẹ thì bé bị hắ hơi, cảm cúm, nặng hơn thì bé có thể bị viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi.
Tuy nhiên, cũng chính bởi cấu tạo còn nhỏ và non nớt của mũi trẻ so sinh mà việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh lại trở thành vấn đề khó của các bậc cha mẹ.
Lựa chọn phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Với việc vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ nhỏ ( dưới 6 tháng tuổi) , nên sử dụng các loại nước muối sinh lý hoặc dung dịch muối ưu trương.
- Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý thì có tác dụng rửa mũi thông thường, loại bỏ nước bẩn, hoặc bụi bẩn. Thường nên được sử dụng sau khi bé tắm xong hoặc đi chơi ngoài trời về.
- Vệ sinh mũi bằng dung dịch muối ưu trường thì có khả năng kháng viêm tốt hơn, Khả năng làm mềm dịch mũi, loại bỏ mầm bệnh, vi khuẩn virus bám ở niêm mạc mũi của trẻ cũng tốt hơn. Vì vậy, phù hợp với việc sử dụng cho bé rửa mũi vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc dậy buổi sáng. Nó cũng sẽ hiệu quả hơn nước muối sinh lý trong trường hợp trẻ có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh lý đường hô hấp khác. Hiện nay, dòng sản phẩm dung dịch muối ưu trương kết hợp Natri Hyaluronate đang là giải pháp điều trị tiên tiến nhất vì vừa phát huy được tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của muối ưu trương, vừa có khả năng giữ ẩm, bảo vệ niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ sơ sinh.
Với những trẻ lớn hơn, có thể sử dụng bình xịt áp lực hoặc thiết bị xịt xông mũi họng trẻ em. Ưu điểm của các sản phẩm này đó là:
- Đưa được lượng dung dịch rửa mũi lớn vào mũi trẻ
- Khả năng tiếp cận các vị trí sâu hơn của khoang mũi
- Khả năng vệ sinh mũi và loại bỏ các chất cặn bẩn, mầm bệnh ra khỏi mũi sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, lựa chọn vệ sinh mũi cho trẻ bằng những thiết bị này cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn thiết bị chuyên dụng cho trẻ nhỏ.
- Thiết bị phải kiểm soát được áp lực và kích thước hạt dung dịch
- Thiết bị phải nhỏ gọn, thao tác dễ dàng, nhanh chóng.
- Nên lựa chọn thiết bị có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí.
Năm 2016, thiết bị xịt xông mũi họng Spray – Sol Pediatricođã được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu nhờ công nghệ và ý nghĩa to lớn của thiết bị mang lại trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em. Với thiết bị này, việc rửa mũi, xịt xông mũi họng cho trẻ trở nên đơn giản và an toàn hơn bao giờ hết nhờ:
- Kích cỡ từ 10 – 20 µm cho phép hạt dung dịch phân bố đồng đều ngay cả ở phần trên và phần sau của hốc mũi như: phức hợp xoang – lỗ ngách; cuốn mũi giữa; xoang cánh mũi.
- Kiểm soát dòng chảy và áp lực phù hợp nhất với sinh lý của trẻ.
- Thời gian thao tác rất ngắn ( chỉ 4s cho 5ml dung dịch)
- Thiết bị nhỏ gọn, không dùng điện, không gây sợ hãi cho trẻ nhỏ.
- Khả năng tuân thủ cao: thời gian khí dung ngắn, không có mặt nạ, tiếng kêu như ở các dòng máy khí dung.
- Vệ sinh dễ dàng bằng rửa nước lạnh, nước nóng, lò vi sóng
Thời điểm vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh cần được tiến hành hàng ngày, tuy nhiên, có một số thời điểm được khuyến cáo như sau:
- Vệ sinh mũi cho bé trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
- Vệ sinh mũi cho bé sau khi cho bé đi chơi hoặc sau khi tắm.
- Vệ sinh mũi cho bé trong giai đoạn đang có dịch bệnh đường hô hấp.
- Vệ sinh mũi cho bé khi bé có các triệu chứng tại mũi như sổ mũi, ngạt mũi.
Cách vệ sinh mũi đúng cách cho bé với Nebial 3% Kit
- Với trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi:
- Nên sử dụng dạng ống nhỏ sẽ an toàn và hiệu quả. Cho bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, đưa đầu ống nhỏ vào một bên mũi và nhỏ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Ngày thực hiện 2-3 lần.
- Trường hợp bé ngạt mũi nặng có thể dùng đầu xịt xông mũi họng bằng cách cho trẻ nằm nghiêng một bên, từ từ đưa đầu xịt vào lỗ mũi vào xịt dung dịch từ từ vào mũi trẻ. Lặp lại 1 lần nữa nếu mũi vẫn nghẹt sau đó lau sạch dịch mũi chảy ra bằng giấy khô. lặp lại thao tác trên với lỗ mũi bên kia. Ngày thực hiện 2-3 lần.
- Nếu mũi có nhiều dịch mũi chảy ra sau khi vệ sinh mũi cho trẻ thì cha mẹ có thể dùng khăn lau sạch hoặc hút dịch mũi ra cho bé.
- Với trẻ trên 1 tuổi:
- Cho trẻ ngồi, đầu hơi cúi về phía trước, sử dụng khăn hoặc chậu để hứng dịch mũi.
- Đưa đầu xịt xông mũi họng và lỗ mũi và từ từ xịt dung dịch vào từng bên lỗ mũi. Lặp lại 2-3 lần nếu mũi trẻ vẫn còn nghẹt. Đợi 3-5 phút sau đó bảo trẻ thực hiện động tác xì mũi.
- Việc rửa mũi cho trẻ nên lập lại từ 2-3 lần/ ngày. Thực hiện vào trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Mẹo để việc vệ sinh mũi cho trẻ được dễ dàng:
- Nên cho trẻ chơi với dụng cụ Spray-sol trước để làm quen và tạo hứng thú cho trẻ.
- Kiểm tra nhiệt độ của dung dịch Nebial 3%. Đặc biệt vào mùa đông có thể làm ấm dung dịch trước khi rửa mũi.
- Cần hút mũi hoặc bảo trẻ xì mũi dịch mũi sau khi rửa mũi.
Hướng dẫn vệ sinh mũi, rửa mũi, xịt mũi cho trẻ bằng thiết bị xịt xông mũi họng Spray – Sol ( hãng Buona _ Italy)
Dung dịch xịt mũi cho trẻ sơ sinh
Muối sinh lý
Muối sinh lý (muối đẳng trương, NaCl 0,9%) là thành phần nước muối phổ biến nhất trong các chai nước muối xịt mũi cho bé hiện nay. Chúng được pha theo đúng tỷ lệ muối : nước là 0,9% để tạo thành dung dịch có áp suất thẩm thấu (ASTT) gần với dịch ngoại bào và huyết tương trong cơ thể (ASTT = 380 mOsmoL/L).
Đây là loại an toàn nhất cho bé. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lạm dụng thường xuyên, sử dụng ngay cả khi trẻ bình thường vì sẽ làm mất đi lớp nhầy niêm mạc bảo vệ khiến mũi bé trở nên nhạy cảm, dễ sổ mũi hơn.
Muối ưu trương
Muối ưu trương là cái tên còn lạ lẫm với nhiều mẹ, tuy nhiên lại được các Bác sĩ Nhi khoa nhắc tới, kê đơn ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Thực chất, nó cũng là sự hòa tan muối : nước giống muối sinh lý/ muối đẳng trương, nhưng với lượng muối cao hơn. Trên thị trường hiện có loại: 1,7%; 2,3% và 3% (ASTT > 380 mOsmoL/L ).
Vì ASTT cao hơn dịch cơ thể nên chúng sẽ hút nước từ tế bào niêm mạc mũi vào khoang mũi. Điều này không chỉ giúp giảm phù nề, sưng viêm niêm mạc mũi – điều mà muối sinh lý không làm được – mà muối ưu trương còn biến những “nước xấu” đó thành “nước tốt”, sử dụng chính chúng để làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi. (Cũng nhờ cơ chế này mà muối ưu trương còn ức chế được sự phát triển của vi khuẩn có hại).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước muối ưu trương giúp làm loãng dịch nhầy nhanh, giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi (sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi,…) hiệu quả gấp 2-3 lần muối sinh lý.
Nồng độ muối càng cao thì hiệu quả này càng nhiều. Tuy nhiên, chúng càng dễ gây xót rát, kích ứng niêm mạc mũi. Vì vậy, để an toàn và bé dễ hợp tác, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các dung dịch muối ưu trương Nebial 3% có thêm thành phần dưỡng ẩm Natri Hyaluronate.
Không chỉ giúp bé rửa mũi không bị xót rát, khô mũi, Natri Hyaluronate còn giúp phục hồi niêm mạc mũi, tăng hoạt động của các tế bào lông chuyển để tống đẩy dịch nhầy trơn tru. Sản phẩm an toàn cho bé ngay từ những ngày đầu sau sinh.
Muối biển xịt mũi
Đây có thể là nước muối biển sinh lý hoặc ưu trương. Đúng như tên gọi, chúng được lấy từ nước biển. Và để đảm bảo an toàn, tránh nguồn nước ô nhiễm thì nước muối từ độ sâu 450m sẽ được lựa chọn. Sau đó loại trừ các vi khuẩn, độc tố gây hại. Cuối cùng là pha loãng để cho ra nồng độ mong muốn.
Ưu điểm của nước muối biển xịt mũi là có thêm các nguyên tố vi lượng: Cu++, Mn++, K+,… cho tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng tốt.
Thuốc xịt mũi
Các dược chất phổ biến có thể kể tới là xylometazoline, oxymetazoline (Otrivin, Otriven, Iliadin,…). Bạn sẽ bất ngờ vì tác dụng của chúng rất nhanh và kéo dài tới nhiều giờ. Các triệu chứng khó chịu sẽ chấm dứt ngay lập tức.
Tuy nhiên, cơ chế của chúng là làm co các mạch máu trong mũi để làm giảm tiết dịch nhầy và giảm sưng phù niêm mạc mũi. Khi dùng kéo dài sẽ gây “phản ứng dội ngược”. Màng mũi sưng, dày hơn và trầm trọng hơn các tình trạng sung huyết, nghẹt mũi. Một số khi không ý thức được tình trạng này hay tăng liều và làm tình trạng càng nặng nề hơn.
Vì vây:
- Với trẻ < 2 tuổi, chỉ sử dụng khi có chỉ định từ BS Nhi
- Không sử dụng quá 3-4 ngày. Nếu quá 5 ngày mà tình trạng không giảm cần ngưng thuốc và tái khám.
- Cần chú ý mua đúng nồng độ thuốc phù hợp với tuổi của con.
- Nên sử dụng nước muối ưu trương cho bé trước khi tìm đến giải pháp với thuốc xịt mũi.