
Viêm mũi vận mạch ở trẻ em là tình trạng mãn tính, khiến trẻ dễ gặp phải các triệu chứng bệnh khó chịu tại mũi. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, dấu hiệu ra sao và mẹ nên làm gì nếu không may con gặp phải nó?
1/ Viêm mũi vận mạch ở trẻ em là gì?
Viêm mũi vận mạch ở trẻ em còn được gọi là viêm mũi không dị ứng, viêm mũi di căn. Đây là dạng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng và là một chẩn đoán loại trừ, khi không có một chất gây dị ứng, không nhiễm trùng và không có nguyên nhân rõ ràng sau khi kết thúc quá trình tìm kiếm chẩn đoán toàn diện.
Đó là khi trẻ bị viêm màng bên trong mũi, sự ứ máu không liên tục của niêm mạc mũi dẫn đến chảy nước mũi trong và hắt hơi. Khác với viêm mũi do vi khuẩn, virus, viêm mũi vận mạch không có chảy mũi mủ.
2/ Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi vận mạch
Hiện nay, viêm mũi vận mạch ở trẻ em vẫn chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng, nhưng người ta cho rằng nó có liên quan đến sự rối loạn điều hòa của các dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm và thụ cảm đau trong niêm mạc mũi.
Có một số tác nhân phổ biến có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng này, bao gồm:
- Cách chất kích thích trong môi trường như: nước hoa, mùi hương, khói, khói thuốc lá…
- Thay đổi thời tiết, nhất là khi thời tiết khô hanh
- Nhiễm virus, như trong bệnh cảm lạnh hoặc cúm
- Thức ăn hoặc đồ uống cay, nóng
- Lạm dụng thuốc xịt mũi, dẫn tới phản ứng ngược là làm khô và yếu niêm mạc mũi, khiến bé dễ bị viêm mũi vận mạch hơn
- Stress
Ở người lớn, tình trạng này còn có thể gặp phải khi sử dụng một số loại thuốc như: aspirin (Bayer), ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc thuốc chẹn beta (Propranolol, Metoprolol, Atenolol), một số loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc dùng để điều trị rối loạn cương dương. Hay người bệnh suy giáp, phụ nữ mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.
3/ Dấu hiệu viêm mũi vận mạch thường gặp ở trẻ
Viêm mũi vận mạch ở trẻ có thể đến và đi trong suốt cả năm, với các triệu chứng:
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Giảm khứu giác
- Có chất nhầy trong cổ họng, chảy nước mũi sau
Khác với viêm mũi do dị ứng, viêm mũi vận mạch thường không gây ngứa mũi, ngứa hoặc chảy nước mắt, ngứa họng.
4/ Cách điều trị viêm mũi vận mạch cho bé
Khi bé được chẩn đoán viêm mũi vận mạch, điều quan trọng nhất là bạn hãy cho bé tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, do nó liên quan nhiều tới việc sử dụng các loại thuốc hay sản phẩm như:
- Nước muối xịt rửa mũi
- Thuốc thông mũi như pseudoephedrine hoặc phenylephrine
- Thuốc xịt mũi corticosteroid như fluticasone
Lúc này, việc lựa chọn sản phẩm nào, sử dụng với liều lượng ra sao sẽ được bác sĩ thăm khám và chỉ định trực tiếp cho bé. Trong một số ít trường hợp như polyp mũi hoặc lệch vách ngăn mũi nặng, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy chú ý giữ không gian trẻ sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh các tác nhân gây dị ứng. Trong môi trường khô hanh (do không khí hoặc do môi trường điều hoà khô kín), mẹ cân nhắc sử dụng thêm máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để cấp ẩm.
Mẹ có thể tham khảo nhỏ rửa mũi cho bé cùng dung dịch Ectoin sinh lý IsoNebial. Đây là nước muối sinh lý rửa mũi cho bé có thêm Ectoin – một axit amin độc đáo cho tác dụng dưỡng ẩm, kháng khuẩn và giảm viêm tự nhiên, loại trừ các tác nhân gây dị ứng và bụi bẩn…
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi…
- Ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố vào tế bào niem mạc mũi
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo
Sản phẩm nước muối sinh lý kết hợp Ectoin IsoNebial là hàng nội địa Italy 100%, được nhiều bác sĩ Nhi khoa tại BV Nhi TW, BV Xanh Pôn… tin dùng.
5/ Phòng ngừa viêm mũi vận mạch thế nào?
Phòng ngừa viêm mũi vận mạch có thể sẽ khó khăn vì chúng ta thường khó biết được các tác nhân chính xác gây ra triệu chứng của trẻ. Nhưng dựa trên các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng này thì mẹ có thể chú ý:
- Dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc, giường ngủ của trẻ sạch sẽ
- Giữ nhiệt độ và độ ẩm phòng phù hợp
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác chất kích thích trong môi trường như: nước hoa, mùi hương, khói, khói thuốc lá, các chất tẩy rửa…
- Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh các thực phẩm cay nóng
- Không lạm dụng thuốc xịt mũi
Như vậy, nếu viêm mũi vận mạch ở trẻ em có các triệu chứng nghiêm trọng, mẹ hãy đưa bé đi khám để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cùng các lời khuyên hữu ích. Với các trẻ có nguy cơ cao, trẻ có hệ miễn dịch kém, mẹ có thể kết hợp vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các tác nhân kích thích, cấp ẩm cho mũi và giúp bé dễ chịu, ngủ ngon giấc hơn.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-v%E1%BB%81-tai-m%C5%A9i-h%E1%BB%8Dng/b%E1%BB%87nh-l%C3%BD-m%C5%A9i-v%C3%A0-c%C3%A1c-xoang-c%E1%BA%A1nh-m%C5%A9i/vi%C3%AAm-m%C5%A9i-kh%C3%B4ng-d%E1%BB%8B-%E1%BB%A9ng
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK547704/
- https://www.healthline.com/health/vasomotor-rhinitis