Rửa mũi cho trẻ là cách chăm sóc sức khỏe đơn giản, an toàn ngày càng được nhiều mẹ áp dụng. Đặc biệt là khi trẻ gặp phải các vấn đề đường hô hấp như: sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang, cảm cúm,… Tuy nhiên, rất nhiều trẻ bị sặc, sợ hãi khi rửa mũi, rửa mũi xong vẫn còn khò khè, không sạch hẳn. Thậm chí là gặp phải biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này?
Nguyên nhân 1: Áp lực bình xịt lớn, khó kiểm soát.
Dụng cụ rửa mũi có áp lực khó kiểm soát, nhất là với áp lực quá lớn rất dễ khiến trẻ bị sặc. Khoan nói đến hiệu quả khi sử dụng áp lực lớn, nó có “thực sự” tốt như ta nghĩ? thì việc dễ khiến bé sợ hãi, đau rát, bị sặc, tổn thương niêm mạc mũi của bé là điều mà ta đã có thể dễ dàng nhận thấy.
Trẻ rửa mũi bị sặc rất dễ tràn lên tai gây viêm tai giữa
Chúng ta thường nghĩ rằng xịt càng mạnh thì dung dịch đẩy vào càng sâu và càng sạch. Song Tai-Mũi-Họng là 3 cơ quan thông nhau, nếu sử dụng áp lực quá lớn thì dịch rất dễ bị chảy lên tai hay xuống họng, từ đó dễ khiến trẻ bị sặc, viêm tai giữa. Với trẻ sơ sinh phản xạ nuốt còn yếu, nên nếu bơm nhanh còn có thể làm bé bị sặc vào phổi rất nguy hiểm.
Ngoải ra, khi dùng áp lực lớn thì dung dịch chảy qua nhanh hơn, chưa có đủ thời gian để kịp lưu lại, làm loãng dịch nhẩy để rửa trôi chúng hiệu quả. Vì vậy mà việc làm sạch không được đảm bảo.
Song khi rửa mũi cho trẻ, nhiều khi ta vẫn còn thấy bé khò khè, “cảm giác” chưa sạch khiến cha mẹ dễ nghi ngờ, muốn tạo áp lực mạnh hơn. Song sự thật có phải như thế?
Nguyên nhân 2: “Kích thước” hạt dung dịch – Nguyên nhân chính khiến trẻ rửa mũi bị sặc.
Nếu như áp lực là điều mà ta còn có thể kiểm soát được thì kích thước hạt dung dịch tạo ra nơi đầu phun sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế của thiết bị xịt mũi, đây cũng là điều mà ta ít lưu tâm tới.
Sự thành công của việc sử dụng dụng cụ rửa mũi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước hạt phân phối, cản trở của cấu trúc giải phẫu và tính chất của dung dịch thuốc sử dụng. Trong đó, kích thước hạt dung dịch đóng vai trò quan trọng trong việc lắng đọng tại niêm mạc mũi và phân phối đến các vùng khác nhau trong khoang mũi. Bởi phần đọng nhiều dịch nhầy nhất là phần trên và sau hốc mũi — nơi mà chỉ các hạt có kích thước dưới 20 μm mới có thể tiếp cận được.
Trong khi đó, hầu hết các dụng cụ rửa mũi dù tạo áp lực lớn đến đâu cũng không thể tạo kích thước hạt dung dịch nhỏ hơn 50 μm. Nên chúng chỉ tiếp xúc được một phần của khoang mũi. Nếu lực quá mạnh thì dễ chảy lên tai gây viêm tai giữa, rửa mũi cho trẻ bị sặc và khiến bé sợ hãi.
Nghiên cứu được báo cáo gần đây (03/2019) tại Italy bởi nhóm tác giả Moffa A và cộng sự (Khoa Tai — Mũi — Họng Đại học Foggia, Foggia, Ý; Đại học Bio-Medico, Rome, Italy;…) cho thấy, Spray-sol và máy khí dung (kích thước hạt tạo ra khoảng 16 μm) đảm bảo khả năng lắng đọng và và phân phối đồng đều đến tất cả các vị trí quan trọng nơi khoang mũi tốt hơn so với các dụng cụ rửa mũi truyền thống: thuốc xịt mũi, bình xịt đơn liều, ống xịt áp lực, xi lanh. Ngoài ra, Spray-sol dễ dàng tiếp cận với các khu vực mũi họng và chỉ cần sử dụng một lượng dung dịch nhỏ (5ml/lần). Không những vậy, tỷ lệ các trường hợp rửa mũi bị nước vào tai hoàn toàn không xảy ra. Kết quả có ý nghĩa thống kê.
Chỉnh vì thế để đảm bảo an toàn, rửa mũi cho bé không bị sặc và đảm bảo hiệu quả thông thoáng đường thở tốt thì cha mẹ cần lưu ý lựa chọn dụng cụ có áp lực được kiểm soát ổn định, khả năng phân tán dung dịch thành các hạt siêu nhỏ. Ngay bây giờ, khi mua dụng cụ rửa mũi cho bé, mẹ hãy hỏi thêm về kích thước hạt dung dịch nữa nhé!
Tham khảo: