Rất nhiều các bậc phụ huynh sử dụng cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn những lúc mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, điều này có nên hay không? Sử dụng miệng để hút mũi sẽ gây nên những hậu quả gì? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây!
1/ Có nên hút mũi cho bé bằng miệng hay không?
Trong các cách để vệ sinh mũi cho trẻ thì cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh là một trong số những cách gây nên những băn khoăn nhất định trong việc có nên hay không sử dụng cách này.
Và câu trả lời của câu hỏi có nên hút mũi cho bé bằng miệng hay không là KHÔNG. Bởi phương pháp này sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm đối với hệ hô hấp và sức khỏe của bé. Điều này cũng không được khuyến nghị bởi các bác sĩ chuyên môn vì bên cạnh những lợi ích trước mắt của phương pháp này thì những hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng.
Chị Huyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Khi em bé nhà mình sổ mũi, nước mũi chảy nhiều mình thường dùng miệng để hút mũi cho con bởi hút mũi bằng miệng tiện lợi, đơn giản hơn nữa không gây ra đau đớn cho bé. Nhưng mình thấy tình trạng của bé không có dấu hiệu cải thiện, đưa đi bác sĩ thì mới biết đây là việc sai lầm bởi sẽ làm vi khuẩn từ miệng mình xâm nhập vào cơ thể bé dễ hơn. Vậy nên là không nên dùng miệng để hút mũi đối với trẻ nhỏ để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc nhé!”
2/ Hệ quả khi thực hiện cách hút mũi bằng miệng cho bé
Những hệ quả khi hút mũi cho trẻ nhỏ bằng miệng có thể kể đến như sau:
– Gây ra nhiễm trùng mũi cho trẻ
Việc hút mũi bằng miệng sẽ vô tình đưa vi khuẩn, vi rút, các loại nấm vào đường hô hấp khiến các bệnh về đường hô hấp của trẻ sẽ có diễn biến nặng hơn khi: nước mũi chảy nhiều và có thể biến chuyển từ trong suốt, không màu thành màu vàng đục. Kèm theo đó sẽ là những dấu hiệu bệnh lý liên quan như: ho, sốt cao, tiêu chảy …
Bệnh chảy nước mũi của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách
– Gây tổn thương niêm mạc mũi của bé
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng hút mũi cho bé bằng miệng sẽ không gây ra những tổn thương cho niêm mạc mũi của trẻ tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi khi sử dụng miệng, bố mẹ sẽ không thể kiểm soát được lực hút từ miệng của mình và điều đó vô tình sẽ khiến mũi của trẻ bị đau rát, khó chịu.
Khi việc này xảy ra với tần suất lớn, niêm mạc mũi của trẻ sẽ bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn.
– Khả năng lây các bệnh truyền nhiễm cao
Hệ quả nguy hiểm nhất mà cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh có thể xảy ra đó là những bệnh truyền nhiễm từ mẹ sẽ lây sang con. Ví dụ như: cảm lạnh, cảm cúm, sốt vi rút, … và đặc biệt khi các bệnh này xảy ra ở trẻ sơ sinh khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe của trẻ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
– Gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp
Khi hút mũi cho bé bằng miệng, tình trạng chảy nước mũi của bé sẽ không được điều trị dứt điểm mà sẽ nặng hơn hoặc liên tục kéo dài. Khi không được điều trị dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần bé sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp mãn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ toàn diện của trẻ ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời.
Nếu bé có nhiều dịch đặc mà nhỏ nước muối sinh lý kém hiệu quả, thì hút mũi hay rửa mũi cho trẻ em hiệu quả hơn? Lúc này, bạn vẫn nên ưu tiên rửa mũi cho bé trước. Nhưng nên thay thế bằng nước muối ưu trương để làm loãng dịch nhầy tốt và nhanh hơn. Đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi tốt hơn muối sinh lý thông thường.
3/ Nên hút mũi cho bé an toàn bằng phương pháp nào?
Vì cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh không được khuyến khích sử dụng nên các bậc phụ huynh có thể tham khảo các cách sau đây:
Hút mũi bằng ống bơm
Đây là dụng cụ phổ biến được sử dụng khi hút mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả. Lực hút của ống bơm tương đối nhẹ nhàng nên không gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ
Cách thực hiện:
Bước 1: Sử dụng 1-2 giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ để làm mềm các chất nhầy có trong mũi. Đặt bé nằm nghiêng, giữ nước muối trong khoảng 10 giây trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Bóp ống bơm để không khí thoát hoàn toàn ra ngoài sau đó đưa vào mũi trẻ. Chú ý sao cho lỗ mũi của trẻ được bịt kín.
Bước 3: Thả lỏng để nước mũi, chất nhầy được hút toàn bộ vào trong ống bơm.
Bước 4: Rửa ống bơm mỗi lần thực hiện hút sau đó làm với bên còn lại đến khi dịch nhầy trong mũi bé được lấy ra hoàn toàn.
Chú ý: Không để quá sâu đầu ống bơm vào lỗ mũi của trẻ bởi sẽ gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu, sợ hãi cho bé sau mỗi lần hút mũi.
Tham khảo: Hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần
Bé được hút mũi bằng ống bơm
Hút mũi bằng dụng cụ chữ U
Dụng cụ hút mũi chữ U có 2 đầu bao gồm: 1 đầu là bình chứa dung dịch nhầy sau khi được hút ra và 1 đầu để hút với lực sử dụng từ miệng của bố mẹ trẻ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sử dụng 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm chất nhầy trong mũi.
Bước 2: Đưa vòi lớn của dụng cụ hút mũi chữ U vào lỗ mũi của trẻ.
Bước 3: Sử dụng đầu còn lại để hút dịch nhầy từ mũi bé đến bình hình trụ của dụng cụ đến khi sạch hoàn toàn mà không cần đi rửa lại
Bước 4: Thực hiện với bên còn lại đến khi hết sạch dịch nhầy trong mũi trẻ.
Bỏ qua cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh, bạn nên sử dụng 2 dụng cụ hút mũi trên với muối sinh lý, ưu trương phù hợp.
Sử dụng dụng cụ chữ U để hút mũi cho bé cũng được nhiều gia đình sử dụng
Nebial 3% là nước muối ưu trương dạng ống được rất nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn để vệ sinh mũi cho trẻ trong những trường hợp trẻ mắc các bệnh lý như: viêm mũi, sổ mũi, khô mũi … Sản phẩm được sản xuất 100% theo công nghệ Italy sẽ ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp cho bé hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, muối ưu trương 3% giúp làm loãng dịch nhầy và giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi hiệu quả gấp 2-3 lần muối sinh lý.
Nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống sử dụng an toàn được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hi vọng bài viết về cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí!