Trẻ đang uống thuốc ho có tiêm phòng được không? Bạn có cần hoãn đợt tiêm phòng cho đến khi con khỏi bệnh, hay tạm ngưng dùng thuốc cho bé rồi đi tiềm phòng? Spray-sol sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Trẻ đang uống thuốc ho có tiêm phòng được không?
Trẻ đang uống thuốc ho có tiêm phòng được không thì điều này còn tuỳ thuộc vào loại thuốc mà mẹ đang sử dụng, như khi dùng siro ho với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược, mẹ có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch hẹn vì các thành phần này hiếm khi ảnh hưởng đến quá trình tiêm vacxin của bé.
Tuy nhiên với thuốc tây y, trong liều thuốc ho có thể gồm nhiều loại khác nhau như: thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hạ sốt. Vacxin cũng có rất nhiều mũi khác nhau. Do đó, trước khi tiêm phòng thì mẹ cần thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sức khoẻ của bé và các thuốc mà con đang sử dụng để được tư vấn chính xác, phù hợp nhất.
Thông thường, trẻ bệnh nhẹ và đang uống kháng sinh vẫn có thể tiêm vacxin vì nó không ảnh hưởng tới cách cơ thể trẻ phản ứng với vacxin.
2/ Khi bé uống thuốc ho cần lưu ý gì trước khi tiêm phòng?
Trẻ đang uống thuốc ho có tiêm phòng được không, cần lưu ý gì trước khi tiêm phòng còn tuỳ thuộc vào loại thuốc mà trẻ đang dùng, loại vacxin mà trẻ sắp tiêm nên mẹ hãy cung cấp thông tin và hỏi nhân viên y tế để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!
Mẹ cũng không nên cho bé uống trước thuốc giảm đau, hạ sốt trước khi tiêm vacxin với tâm lý “dự phòng”. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng tấy tại chỗ tiêm. Nhưng đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên mẹ không cần lo lắng quá. Để giảm bớt sự khó chịu do những tác dụng phụ này, mẹ hãy đắp một chiếc khăn ướt, mát lên vùng bị đau, hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt nếu cần thiết. Những tác dụng phụ này rất nhỏ và sẽ sớm biến mất.
Ngoài ra, có một lưu ý đặc biệt mà chúng ta có thể dễ dàng đưa ra quyết định là trẻ đang mắc bệnh nặng thì không nên tiêm vacxin thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin và sức khoẻ của bé. Mẹ nên đợi đến khi bé khoẻ mạnh hoàn toàn thì mới tiêm vacxin nhé.
Một số trường hợp mà cơ thể bé có thể không nhận được vacxin như:
- Tình trạng bệnh mãn tính: ung thư
- Hệ miễn dịch suy yếu: đang hoá trị, sử dụng thuốc sau cấy ghép…
- Dị ứng với vacxin trước đó hoặc một thành phần trong vacxin
Bên cạnh đó, bệnh nhẹ không ảnh hưởng đến phản ứng của vacxin và vacxin cũng không làm cho bệnh nhẹ trở nên trầm trọng hơn. Do đó mẹ vẫn có thể đưa bé đi tiêm nếu con:
- Sốt nhẹ
- Cảm lạnh, sổ mũi, ho
- Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa
- Tiêu chảy nhẹ
Để giảm nhanh và an toàn tình trạng nghẹt mũi, nhiều dịch nhầy mũi khó chịu cho bé, mẹ có thể tham khảo nhỏ rửa mũi cho bé cùng Dung dịch muối ưu trương Nebial 3%.
Với hàm lượng muối cao 3% cùng Natri Hyaluronate là thành phần dưỡng ẩm tự nhiên trong niêm mạc mũi, Nebial 3% giúp loại bỏ nhanh chóng cả những mảng nhày mũi khô cứng, dịch nhầy đặc, hiệu quả rõ rệt từ ngay lần đầu thao tác. Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi… nhưng an toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé. Cho thời gian sử dụng liên tục tối đa lên tới 30 ngày.
Như vậy, trẻ đang uống thuốc ho có tiêm phòng được không thì chúng ta cần cẩn thận ghi lại loại thuốc mà trẻ đang dùng, vacxin trẻ sắp tiêm và hỏi nhân viên y tế để có câu trả lời chính xác nhất. Việc tiêm phòng cho trẻ là điều cần thiết, vì vậy hãy cho bé tiêm đầy đủ các mũi theo khuyến cáo mẹ nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.cdc.gov/vaccines/parents/visit/sick-child.html