Thời tiết thay đổi dễ làm trẻ bị ho khi giao mùa. Thường các con chỉ húng hắng ho một vài ngày, đôi khi kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi… Vậy tình trạng này có sao không và ba mẹ nên làm gì để giúp bé nhanh khỏi, tránh tình trạng bệnh nặng hơn và ảnh hưởng tới các cơ quan khác?
1/ Nguyên nhân trẻ bị ho khi giao mùa
Trẻ bị ho khi giao mùa là một trong những biểu hiện thường thấy. Nguyên nhân trước hết thường đến từ thời tiết lúc giao mùa với nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục, không khí khô hanh ảnh hưởng tới hơi thở, dễ kích thích làm trẻ ho. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn, virus… phát triển.
Vì vậy, trẻ có xu hướng ho nhiều hơn như một phản xạ tự nhiên để tống các mầm bệnh ra ngoài. Đây là phản ứng miễn dịch có lợi tự nhiên của cơ thể nên ba mẹ không cần lo lắng quá, nếu trẻ vẫn vui chơi, bú ngủ tốt.
Tuy nhiên, khi ho kèm theo các dấu hiệu khác thì mẹ nên chú ý:
- Ho kèm sổ mũi, hắt hơi: có thể là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh
- Ho kèm đau nhức cơ thể, sốt: có thể là dấu hiệu của bệnh cúm
- Ho kèm tiếng thở khò khè: có thể do viêm phổi, hen suyễn
- Ho khan: thường liên quan tới dị ứng, nhiễm virus, bệnh bạch cầu
Bên cạnh đó, trẻ có xu hướng ho nhiều hơn về sáng, lý do bởi khi ngủ dịch nhầy dễ bị tích tụ trong cổ họng và kích ứng, tạo phản xạ ho khi bé thức dậy.
Nếu bé hay ho, sổ mũi không chỉ khi thời tiết thay đổi mà còn vào một thời điểm nhất định trong năm thì có thể liên quan tới dị ứng theo mùa hoặc hen suyễn, với các triệu chứng như: ngứa, chảy nước mắt, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng nhưng thường không gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể hay sốt.
2/ Trẻ hay bị ho khi giao mùa có sao không?
Trẻ bị ho khi giao mùa thường lành tính, ít gây biến chứng. Nhưng nếu trẻ kèm theo bất kỳ triệu chứng sức khoẻ bất thường nào khác thì mẹ cần chú ý đưa bé đi khám. Đặc biệt, mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà để tránh tình trạng ho nặng hơn.
3/ Cách xử lý khi trẻ ho lúc giao mùa
Để chăm sóc trẻ bị ho khi giao mùa, bất kể nguyên nhân là gì thì mẹ cũng cần chú ý cho trẻ:
- Uống đủ nước, khi cơ thể đủ nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong đường thở, giúp bé ho hay xì mũi dễ dàng hơn
- Ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Nếu trẻ nghẹt mũi thì nên kê gối cao khi ngủ
- Nếu trẻ sổ mũi, nghẹt mũi, nên nhỏ mũi cho trẻ với nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương 3% để làm sạch mũi. Nước muối ưu trươnng sẽ cho hiệu quả cao hơn khi nghẹt mũi, sổ mũi nhiều
- Cho trẻ tắm nước ấm
- Giúp trẻ có tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng
- Không tự ý dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ nhỏ dưới 4 tuổi
- Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể dùng 1/2 – 1 thìa cà phê mật ong khi cần thiết để giảm ho
- Cân nhắc việc dùng máy tạo độ ẩm khi không khí khô hanh
- Loại bỏ các tác nhân gây kích ứng: khói hóa chất, khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú cưng, bụi nhà… chú ý vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và các đồ chơi của trẻ sạch sẽ
Thông thường trẻ sẽ hết ho sau một vài ngày khi được chăm sóc tốt. Nhưng nếu con gặp một trong các triệu chứng dưới đây thì mẹ cần đưa bé tới thăm khám bác sĩ:
- Không uống, ăn đủ
- Thở rít, có tiếng kêu khi thở
- Sốt cao > 38,5 độ C
- Khò khè
- Khó thở
- Ho kéo dài hơn 1 tháng
- Ho ra máu
- Môi, mặt hoặc lưỡi màu xanh
4/ Phòng tránh ho cho bé khi giao mùa thế nào?
Để hạn chế việc bé dễ ho, sổ mũi… lúc giao mùa thì mẹ nên chú ý:
- Giữ nhiệt độ cơ thể trẻ phù hợp khi thời tiết thay đổi. Như khi trời lạnh mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng cổ và ngực
- Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem lạnh
- Không tắm cho bé vào tối muộn, tốt nhất là lúc 5 – 6 giờ chiều
- Nhỏ mũi cho trẻ với nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng và dự phòng bệnh đường hô hấp
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng: khói thuốc lá, khói bụi, lông thú cưng, bụi nhà…
- Tăng cường miễn dịch cho bé bằng: chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh…), ngủ đủ giấc, bổ sung siro tăng đề kháng
- Thiết lập cho trẻ thói quen vận động thể dục thể thao phù hợp theo lứa tuổi
- Tiêm phòng đầy đủ
Để làm sạch mũi cho trẻ và dự phòng tốt các bệnh đường hô hấp cho trẻ, mẹ có thể tham khảo nhỏ mũi cho bé cùng Dung dịch ectoin sinh lý IsoNebial (100% Italy). Đây được biết tới là nước muối sinh lý đầu tiên tại Việt Nam có thêm ectoin – là một axit amin có đặc tính dưỡng ẩm, kháng viêm, kháng khuẩn… đặc biệt. Nó được tìm thấy ở các sinh vật sống trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt (sa mạc muối, sa mạc băng…) và là lý do để các sinh vật này sống sót được.
IsoNebial được đánh giá là giải pháp không kháng sinh tiên tiến trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi…
- Ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố vào tế bào niem mạc mũi
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có thêm cho mình những kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị ho khi giao mùa hữu ích. Đừng quên tăng sức đề kháng cho trẻ để giúp con nhanh khỏi hơn mẹ nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.reidhealth.org/blog/how-to-prevent-illness-in-children-as-the-seasons-change
- https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/parenting/parenting-articles/types-of-coughs/
- https://www.reidhealth.org/blog/how-to-prevent-illness-in-children-as-the-seasons-change
- https://www.webmd.com/children/guide/treating-coughs