Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều bà mẹ còn thắc mắc. Thực tế, việc làm này có thể nguy hiểm hoặc không.
Tại sao có thể nói như vậy? Nhìn chung, bất cứ điều gì đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Giống như câu hỏi trên, rửa mũi cho trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm trong một số trường hợp nhưng ngược lại, cũng rất tốt cho nhiều đứa trẻ đang gặp vấn đề về mũi.
“Nguy hiểm hay không” phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện. Tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
1/ Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Theo kinh nghiệm từ chuyên gia, rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách mà các mẹ rửa cho con. Nếu rữa mũi trẻ sơ sinh sai cách, chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho con.
Về cơ bản, rửa mũi cho trẻ sơ sinh sẽ là an toàn khi đã được bác sĩ phê duyệt và chỉ định. Từ những hướng dẫn chi tiết các bước rửa mũi, cha mẹ sẽ tự thực hành tại nhà để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách.
Việc rửa mũi cho bé không chỉ giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn mà con giúp con thông thoáng đường thở và cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, so với thuốc kháng sinh, rửa mũi là giải pháp an toàn hơn vì thuốc kháng sinh tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Nói vậy, không có nghĩa là rửa mũi cho sơ sinh “hoàn toàn” không nguy hiểm. Tuy nhiên, tình huống nguy hiểm sẽ cụ thể trong trường hợp nào?
Nếu bạn lạm dụng rửa mũi cho các bé sơ sinh thì có gây nên tác hại gì không? Câu trả lời chắc chắn là có vì việc sử dụng quá mức cho trẻ có thể khiến niêm mạc bị tổn thương và gây viêm nhiễm thêm cho bé. Không những vậy, việc rửa mũi sai cách cũng khiến con gặp những nguy hiểm khôn lường. Khi không xử lý vấn đề kịp thời, trẻ có thể mắc biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này.
2/ Những yếu tố gây nguy hiểm khi rửa mũi cho bé
Trong quá trình rửa mũi cho bé, ba mẹ có thể gặp phải một số vấn đề. Thật không may, chính những yếu tố đó lại gây nguy hiểm cho con.
Rửa mũi là dễ, song cũng có thể là khó đối với những người mới làm cha mẹ. Để không phải băn khoăn rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, ba mẹ cần lưu ý mình không mắc phải một số sai lầm sau.
+ Không tìm hiểu kỹ trước khi mua, cho rằng mọi dụng cụ rửa mũi đều giống nhau
+ Sử dụng xi lanh để rửa mũi cho bé khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ
+ Lựa chọn loại rửa mũi không phù hợp
+ Lạm dụng rửa mũi cho trẻ sơ sinh nhiều lần
+ Gây áp lực, ép bé nằm để rửa mũi
+ Rửa mũi không đúng quy trình và rửa sai cách
3/ Giải pháp rửa mũi an toàn cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có dấu hiệu cảm lạnh và khịt mũi, khó bú và cáu kính, nhiều khả năng con đang nghẹt mũi. Điều này khiến ba mẹ không khỏi lo lắng vì con ăn uống không đầy đủ và ngủ không con. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách ba mẹ dùng nước muối sinh lý có đúng cách hay không và rửa theo giải pháp nào.
Nước muối ưu trương Nebial 3% là một lựa chọn tốt để mẹ có thể dùng rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Đây là sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt có tác dụng dưỡng ẩm và tái tạo niêm mạc mũi hiệu quả cho bé. Bộ Nebial 3% KIT bao gồm cả thiết bị xịt mũi và nước muối sẽ hỗ trợ tối các mẹ trong quá trình rửa mũi cho con, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tai, mũi và họng.
Ba mẹ nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để đảm bảo rửa mũi an toàn cho bé:
+ Sử dụng ống bơm hay dụng cụ hút mũi thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho mũi của bé
+ Điều chỉnh tư thế bé cho phù hợp, không ép con khiến bé hoảng sợ dẫn đến hắt hơi khi rửa mũi và tác dụng sẽ bằng không
+ Vệ sinh tay bạn trước khi nhỏ mũi cho con
+ Không dùng miệng để hút đờm ở miệng trẻ vì gây mất vệ sinh và có thể tạo ra tổn thương
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở từng loại dung dịch và dụng cụ hút mũi, làm sạch chúng sao khi dùng cho bé
Nhìn chung, rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không phụ thuộc phần lớn vào cách mà ba mẹ rửa mũi và dùng loại dung dịch nào. Hãy cố gắng làm các thao tác cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ mũi bé cũng như bảo vệ con thật tốt trước những yếu tố gây bệnh bên ngoài. Với những chia sẻ bên trên, hy vọng các mẹ sẽ thành thạo hơn trong việc rửa mũi cho bé và giúp con cải thiện hiệu quả tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi và khó thở.
Tuy nhiên, khi thấy bé có dấu hiệu lạ thường và tình trạng nghẹt mũi không cải thiện, ba mẹ nên đưa con đi khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.