
Nuốt nước mũi có sao không? Nếu bạn đang sổ mũi, chảy nhiều nước mũi hơn bình thường và có cảm giác mình đang nuốt nước mũi qua cổ họng, xuống dạ dày… Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì không và bạn nên làm gì?
1/ Nuốt nước mũi có sao không?
Có một sự thật là chúng ta vẫn đang nuốt nước mũi đều đặn lên tới 1-1,5 lít mỗi ngày và hầu như không cảm nhận được nó. Dịch nước mũi này có khoảng 95% là nước, 3% protein, còn lại là muối, các chất do hệ miễn dịch tiết ra và một số bụi bẩn… Chúng được sản snh tại mũi, có tác dụng giữ ẩm, lọc không khí, giúp niêm mạc mũi và đường hô hấp không bị khô, nứt nẻ. Sau đó dưới chuyển động liên tục của các tế bào lông chuyển và sự hít thở, dịch nhầy từ từ di chuyển xuống cổ họng rồi xuống dạ dày.
Chính vì thế, nuốt nước mũi có sao không thì bạn không cần lo lắng quá nhé, dù là trẻ nuốt nước mũi qua miệng ở phía trước hay nước mũi đang chảy qua cổ họng ở phía sau vì axit trong dạ dày có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn thường gặp. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc các bệnh đường hô hấp thì đừng cố nuốt chúng mà hãy nhổ, súc họng, xì mũi hay rữa mũi để loại bỏ và hạn chế tình trạng này nhé.
2/ Cách hạn chế tình trạng nuốt nước mũi ở trẻ nhỏ
Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về việc nuốt phải nhiều nước mũi, nhất là ở trẻ nhỏ đang gặp các vấn đề đường hô hấp thì hãy nhỏ nước muối rửa mũi cho trẻ với nước muối, sau đó hướng dẫn bé xì mũi hoặc hút mũi (nếu bé chưa biết xì mũi).
- Bước 1: Chuẩn bị
-
- Nước muối sinh lý/ưu trương
- Khăn mềm/tăm bông
- Dụng cụ rửa mũi (khi trẻ sổ mũi, nghẹt mũi, mũi xanh, mũi đặc…), như rửa mũi voi sol Spray-sol
- Dụng cụ hút mũi (khi trẻ có nhiều dịch mũi): Ống bóp cao su/dụng cụ hút mũi chữ U
- Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi, đầu hơi nghiêng về một bên tuỳ theo mức độ hợp tác
- Bước 3: Nhỏ hoặc rửa mũi cho trẻ với dụng cụ
- Nhỏ mũi: 1-3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi
- Rửa mũi: sử dụng lượng nước muối theo hướng dẫn của từng dụng cụ
- Bước 4 (khi trẻ có nhiều dịch mũi): Sau khoảng 1-2 phút khi dịch nhầy đã được làm loãng thì mẹ hướng dẫn trẻ xì mũi hoặc hút mũi nhẹ nhàng cho con với ống bóp cao su hình tròn/ dụng cụ hút mũi chữ U
- Bước 5: Dùng khăn mềm/tăm bông lau nước mũi chảy ra
Tuy nhiên, cần chú ý không được lạm dụng nhỏ hay rửa mũi cho trẻ quá 3, 4 lần/ngày vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và mất đi lớp chất nhầy dưỡng ẩm tự nhiên.
3/ Cần làm gì khi bé thường xuyên chảy nước mũi
Mẹ lo lắng trẻ nuốt nước mũi có sao không, nhất là khi con thường xuyên chảy nước mũi. Trong trường hợp này, bên cạnh việc rửa mũi để loại bỏ nhanh nước mũi dư thừa và các tác nhân kích thích thì mẹ cần cho con đi khám để làm rõ nguyên nhân của bệnh và có hướng xử trí phù hợp. Ví dụ như:
- Chảy nước mũi do viêm mũi xoang: sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi, dùng nước muối rửa mũi, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh…
- Chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng: sử dụng thuốc kháng histamin để giảm phản ứng dị ứng, dùng thuốc nhỏ mũi hay thuốc xịt corticosteroid…
- Chảy nước mũi do lệch vách ngăn mũi: có thể cần phẫu thuật khi cần thiết
- …
Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy:
- Cho bé uống nhiều nước hơn để làm loãng dịch mũi, dịch đờm trong cổ họng
- Giữ ấm cho cơ thể trẻ
- Đảm bảo không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoải mái
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như: lông thú cưng, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá…
- Thường xuyên giặt chăn gối và phơi dưới ánh nắng mặt trời
Để vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ và giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhẹ, dự phòng tốt các bệnh đường hô hấp cho con, mẹ có thể tham khảo dung dịch Ectoin sinh lý IsoNebial đến từ Buona (Italy). Sản phẩm là sự kết hợp nước muối sinh lý và Ectoin – một axit amin đặc biệt được hình thành trong các vi sinh vật ái cực (sinh vật sống được trong các điều kiện cực kỳ khắc nghiệt như sa mạc muối, sa mạc băng…) có tác dụng bảo vệ chúng trước những điều kiện khắc nghiệt này.
Nghiên cứu cho thấy, Ectoin giúp giảm thiểu tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang… cho tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, loại bỏ các yếu tố gây dị ứng hiệu quả.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ nuốt nước mũi có sao không để an tâm hơn và biết cách xử trí phù hợp. Đừng quên làm rõ nguyên nhân để loại bỏ chúng khi trẻ thường xuyên chảy nước mũi mẹ nhé!