Bé chảy nước mũi xanh có phải uống kháng sinh không? Nhiều ba mẹ vẫn tin rằng đây là dấu hiệu của bội nhiễm vi khuẩn và bé đang bị bệnh nặng thêm. Vậy điều này có thực sự đúng và cha mẹ cần xử trí thế nào?
1/ Bé bị mũi xanh có phải uống kháng sinh không?
Chảy nước mũi màu xanh, vàng là triệu chứng điển hình của chứng cảm lạnh. Và để hiểu đúng về bé bị mũi xanh có phải uống kháng sinh không, trước hết ba mẹ hãy cùng xem diễn biến của bệnh cảm cúm, sổ mũi thông thường sẽ ra sao nhé.
Có hơn 70% trẻ cảm cúm xuất hiện triệu chứng sổ mũi ngay từ ngày 1 – 2. Các ngày 2 – 4 tiếp theo, sổ mũi sẽ tiến triển nặng nhất. Sau đó giảm dần từ ngày thứ 5 và tới ngày thứ 10 thì thường còn rất ít hay ngưng hẳn.
Trong vào 1 – 2 ngày đầu tiên nước mũi sẽ có màu trong, thường sang ngày thứ 3 sẽ chuyển qua màu xanh, vàng. Đây là diễn biến bình thường của bệnh cảm lạnh do virus gây ra, không phải là dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, cũng không phải biểu hiện cho thấy bé đang bị bệnh nặng hơn. Do đó, khi bé bị mũi xanh có nên uống kháng sinh thì câu trả lời là không nên dùng ba mẹ nhé! Kháng sinh không có tác dụng trên virus gây bệnh, mặt khác còn để lại các tác dụng phụ không mong muốn, tăng nguy cơ kháng kháng sinh và không tốt cho sức khỏe của con.
Như trong một nghiên cứu hồi cứu trên 7224 bệnh nhân từ năm 2007 – 2016, cho thấy có sự liên quan đáng kể giữa việc sử dụng kháng sinh trong năm đầu tiên với sự gia tăng đáng kể bệnh suyễn, viêm mũi dị ứng ở trẻ sau này.
2/ Khi trẻ bị mũi xanh do nguyên nhân nào?
Thực tế, màu xanh và vàng trong nước mũi chính là màu của các tế bào bạch cầu đa nhân và enzym do chúng tiết ra để tiêu diệt virus gây bệnh.
Sau một vài ngày, hệ miễn dịch của trẻ đã nhận biết được nơi có các yếu tố lạ xâm nhập nên tích cực điều động bạch cầu đa nhân tới để chiến đấu chống lại. Bạch cầu đa nhân có màu xanh và các enzyme chúng tiết ra có màu vàng.
Chính vì thế, trẻ chảy nước mũi xanh, mũi vàng là dấu hiệu tốt cho thấy hệ miễn dịch đang tích cực hoạt động, ngăn chặn virus tiến sâu vào đường hô hấp dưới. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và không hề tìm thấy vi khuẩn trong dịch vàng, xanh này. Thế nên, ba mẹ không cần dùng kháng sinh cho con trong trường hợp này. Thay vào đó, để giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn thì ba mẹ hãy tiếp tục kiên trì chăm sóc và vệ sinh mũi cho con nhé.
3/ Cách xử lý khi bé bị mũi xanh đặc
Bé chảy nước mũi xanh có phải uống kháng sinh không đã rõ ràng. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp bé thoải mái, giảm bớt triệu chứng?
- Tăng lượng chất lỏng: cho trẻ bú nhiều hơn với trẻ còn đang bú mẹ, khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây… dịch mũi sẽ loãng hơn nên dễ dàng được tống ra ngoài.
- Đảm bảo độ ẩm trong phòng: không nên để phòng quá khô, khiến trẻ càng dễ bị khô mũi, dịch mũi đặc. Bạn có thể tăng cường độ ẩm cho phòng bằng cách dùng máy phun sương, máy tạo độ ẩm.
- Xông hơi cho trẻ với nước ấm: mở vòi nước ấm trong nhà tắm, giữ trẻ ở khoảng cách an toàn và cho con ngồi xông hơi trong 10 – 15 phút. Có thể pha thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp để làm thông mũi tốt hơn.
- Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối biển, muối sinh lý hay muối ưu trương khoảng 3 lần/ngày. Đây là giải pháp điều trị sổ mũi hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
Để làm sạch mũi sâu và hiệu quả cho con, bạn có thể tham khảo bộ dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ Nebial 3% Kit.
Nebial 3% KIT được sử dụng để đưa dung dịch muối ưu trương Nebial 3% đồng đều, nhẹ nhàng và an toàn vào sâu trong các tổ chức mũi. Hạt dung dịch được tạo ra với kích thước chỉ 16 micromet – tương đương máy khí dung – dung dịch Nebial tiếp cận được cả phần trên và phần sau của hốc mũi như: phức hợp xoang – lỗ ngách; cuốn mũi giữa; xoang cánh mũi, giúp:
- Phát huy tác dụng giữ ẩm, giảm khô mũi, sung huyết mũi.
- Làm loãng dịch nhày ở mũi, giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
- Làm sạch mũi hàng ngày, đặc biệt là trong trường hợp cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản và trong mọi tình huống tắc nghẽn mũi sinh lý.
Nebial 3% KIT có thể dùng xịt xông họng, xông mũi cho bé họng kết hợp với nước muối sinh lý, các dung dịch thuốc điều trị như thuốc kháng Histamin, Corticoid… theo chỉ định của bác sĩ.
Phần lớn các trường hợp sổ mũi ở trẻ, ba mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà được. Tuy nhiên, ngay khi thấy con có các dấu hiệu nghiêm trọng khác kèm theo như: khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, ho nhiều dẫn tới nôn hoặc thay đổi màu da, đau tai, sốt cao > 39 độ, khóc không ngừng, không chịu bú hay ăn uống bất cứ thứ gì…
Hy vọng qua các chia sẻ trên đây, ba mẹ dã hiểu rõ bé chảy nước mũi xanh có phải uống kháng sinh cũng như biết cách xử trí tại nhà phù hợp trong trường hợp trẻ chảy nước mũi xanh, mũi vàng này.