
Chảy máu cam có thể làm các bé hoảng sợ, lo lắng. vậy thì hãy áp dụng ngay mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em dưới đây để giúp trẻ sớm cầm máu, trở lại sinh hoạt bình thường mẹ nhé!
1/ Các mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em hiệu quả
Chảy máu cam thường gặp hơn ở trẻ 3 – 10 tuổi, hầu hết có thể tự dừng lại bằng cách chăm sóc tại nhà.
Đây là mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em hiệu quả mà ba mẹ nên tham khảo áp dụng:
- Bình tĩnh và trấn an trẻ
- Cho trẻ ngồi thẳng trên ghế hoặc trong lòng bạn, đầu hơi nghiêng về phía trước. Tránh để trẻ ngả lưng vì có thể làm máu chảy ra phía sau cổ họng, để lại mùi vị khó chịu gây nôn, ho
- Bóp nhẹ liên tục phần mềm của mũi trẻ (ngay dưới sống mũi) bằng khăn giấy hoặc tay sạch trong khoảng 10 phút. Tuyệt đối không ngừng bóp và mở ra kiểm tra xem máu đã hết chảy hay chưa
- Thông thường sau 10 phút máu đã ngừng chảy. Nếu vẫn còn, lặp lại các bước trên một lần nữa
- Cho trẻ nghỉ ngơi một lúc, không xì mũi, ngoáy mũi hoặc chơi bất kỳ trò thô bạo, hoạt động mạnh nào
Để máu nhanh ngừng chảy hơn, mẹ có thể dùng đá lạnh bọc trong một chiếc khăn mềm (hoặc dùng khăn lạnh) để chườm lên sống mũi bé khi đang bóp nhẹ.
2/ Khi nào trẻ chảy máu cam trở nên nghiêm trọng?
Chảy máu cam có thể trông đáng sợ nhưng thường không phải vấn đề nghiêm trọng. Nhưng mặc dù chảy máu cam thường là lành tính và tự khỏi khi áp dụng các mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em, tuy nhiên trong một số ít trường hợp, mẹ cần đưa bé tới bác sĩ để đánh giá ngay khi:
- Chảy máu cam diễn ra thường xuyên
- Chóng mặt, yếu, đổ mồ hôi, không phản ứng lại hoặc khó thở
- Chảy máu cam sau một cú ngã hoặc cú đánh vào đầu
- Chảy máu cam không dừng lại sau 2 lần cố gắng bóp nhẹ sống mũi (mỗi lần 10 phút)
- Nghi ngờ bé có thể đã đặt một cái gì đó trong mũi
- Trẻ dễ bị bầm tím
- Chảy máu nặng từ vết thương nhỏ hoặc chảy máu từ các bộ phận khác của cơ thể (VD: nướu răng, máu trong phân, nước tiểu…)
- Trẻ nôn ra máu hoặc chất màu nâu giống bã cà phê
- Trẻ dùng thuốc mới gần đây
3/ Phòng chảy máu cam ở trẻ em như thế nào?
Để phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ, mẹ cần chú ý:
- Giữ độ ẩm phòng phù hợp bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước sạch trong phòng, tránh không khí khô vì sẽ làm khô màng mũi, kích ứng niêm mạc mũi gây ngứa, dễ chảy máu khi gãi, ngoáy mũi
- Giữ ẩm niêm mạc mũi cho bé bằng cách vệ sinh mũi cho bé hàng ngày hoặc 2 – 3 lần/tuần với nước muối sinh lý
- Điều trị tốt các bệnh đường hô hấp trẻ đang gặp phải nếu có
- Thông báo với bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ hay bị chảy máu cam do ảnh hưởng của thuốc. VD như thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi để kiểm soát ngứa, sổ mũi, nghẹt mũi có thể làm khô màng mũi, tăng nguy cơ chảy máu cam
- Cho trẻ vui chơi an toàn, tránh các hoạt động hoặc không gian có thể gây té ngã nguy hiểm
- Cắt ngắn móng tay
- Dạy trẻ không được ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh
- Tránh để trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc lá
Để dưỡng ẩm, làm sạch mũi, thông thoáng đường thở cho bé một cách hiệu quả và an toàn, mẹ có thể tham khảo nhỏ mũi cho bé với dung dịch ectoin sinh lý IsoNebial – giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi…
- Ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố vào tế bào niêm mạc mũi
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo
Trên đây là mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em mà mẹ có thể tham khảo áp dụng cho bé. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại trong phần bình luận hoặc inbox tới Facebook/ Zalo để các dược sĩ Spray-sol có thể hỗ trợ!
Tài liệu tham khảo:
- https://kidshealth.org/en/parents/nose-bleed.html
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds
- https://www.healthychildren.org/English/health-issues/injuries-emergencies/Pages/How-to-Stop-a-Nosebleed.aspx