Dụng cụ rửa mũi cho trẻ em là thiết bị được cha mẹ quan tâm nhiều thời gian gần đây vì hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Tuy nhiên, thị trường bán dụng cụ rửa mũi cho trẻ em còn nhiều hỗn loạn. Nhiều cửa hàng kinh doanh sẵn sàng nhập hàng không đạt chuẩn, hoặc tư vấn các dụng cụ chuyên dùng rửa mũi cho người lớn để bán cho đối tượng sử dụng là trẻ con. Điều này gây ra nhiều biến chứng phức tạp, “lợi bất cập hại”.
Bài viết đề cập đến đối tượng sử dụng dụng cụ rửa mũi là trẻ nhỏ, từ sơ sinh cho đến khi đi học tiểu học. Nhóm đối tượng này có đặc điểm khác biệt về cấu tạo hệ mũi nên cần phải có những dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ em:
- Mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp vì vây sự hô hấp bằng đường mũi còn hạ n chế.
- Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu.
- Cấu tạo mũi bé, đễ bị kích ứng và tổn thương.
- Trẻ dễ bị sang trấn tâm lý, sợ hãi khi rửa mũi.
Một số dụng cụ rửa mũi cho trẻ em trên thị trường
1. Bình xịt rửa mũi dạng sử dụng áp lực:
Một số thương hiệu phổ biến ở dòng dụng cụ rửa mũi này đó là Xisat, Vesim.
Ưu điểm:
- Giá rẻ
- Dễ sử dụng
- Khả năng tạo dòng chảy tốt
Nhược điểm:
- Áp lực phụ thuộc vào l ực ép xuống và tốc độ ép của tay
- Trẻ có thể sợ hãi và giật mình
- Kích thước hạt dung dịch lớn, không vào sâu được các tổ chức bên trong của mũi như hốc xoang, xoang cánh mũi.
- Dễ gây tổn thương lỗ mũi trẻ vì đầu xịt cứng.
Đối tượng trẻ em nên sử dụng: Trẻ lớn từ 6 tuổi trở lên.
2. Bình xịt rửa mũi sử dụng khí nén
Một số thương hiệu phổ biến trong nhóm này đó là bình xịt mũi Sterimar, Physiomer
Ưu điểm:
- Áp lực xịt ổn định nhờ có khí nén bên trong
- Dễ sử dụng
- Khả năng tạo dòng chảy tốt
- Kích thước hạt dung dịch nhỏ hơn loại 1, có thể vào các vị trí bên trong hốc mũi
Nhược điểm:
- Giá cả cao cho 1 lần điều trị
- Trẻ khó tuân thủ điều trị do sợ áp lực xịt mạnh
- Dễ gây tổn thương lỗ mũi trẻ vì đầu xịt cứng.
- Trẻ không tự thao tác được mà phải có người lớn thực hiện do áp lực ấn cần đủ lớn.
Đối tượng trẻ em nên sử dụng: Trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên.
3. Bình rửa mũi loại dung tích lớn
Một số thương hiệu phổ biến thuộc nhóm dụng cụ này đó là Dr. Green, NeilMed
Ưu điểm:
- Lượng dung dịch một lần rửa nhiều
- Giá cả phải chăng
Nhược điểm:
- Không tạo hạt dung dịch, nên chỉ có hiệu quả vệ sinh ở phần ngoài của mũi
- Áp lực dòng chảy không được kiểm soát
- Đầu xịt cứng dễ gây tổn thương mũi trẻ
- Không kiểm soát được dung dịch rửa, dễ dẫn đến tình trạng đưa lẫn mầm bệnh, vi khuẩn vào mũi do sự vô ý của bệnh nhân.
- Dễ gây biến chứng nếu thực hiện sai thao tác, sai quy trình.
- Tạo áp lực tâm lý rất lớn cho trẻ
Đối tượng nên sử dụng: Người lớn.
4. Dụng cụ rửa mũi, xịt xông mũi họng trẻ em Spray-sol
Hiện tại đây là thiết bị xịt xông mũi họng trẻ em được áp dụng công nghệ độc quyền tại Châu Âu. Hãng Buona_ Italy cung cấp đầu xịt xông mũi họng Spray-sol trong bộ sản phẩm Nebial 3% KIT.
Ưu điểm:
- Dung dịch được tạo hạt kích cỡ trung bình 16 nên có thể tiếp cận tất cả các vị trí của hốc mũi.
- Áp lực xịt ổn định
- Dễ sử dụng, trẻ có thể tự thao tác
- Nhỏ gọn, dễ dàng mang đi.
- Có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Thiết bị có thể dùng được cho nhiều loại dung dịch khác nhau: nước muối sinh lý, dung dịch Nebial 3%, Dung dịch corticoid, kháng Histamin… ( theo chỉ định của bác sĩ điều trị)
- Dụng cụ dễ dàng vệ sinh, tiệt khuẩn
- Trẻ không sợ hãi khi sử dụng.
Nhược điểm:
- Giá thành ban đầu cao
- Hiệu quả dùng cho các trường hợp hen phế quản còn chưa được cao.
Đối tượng sử dụng: Trẻ từ sơ sinh.
5. Máy xông mũi họng, khí dung:
Phổ biến là các dòng máy khí dung của Omron, Medisana…
Ưu điểm:
- Khả năng tạo hạt với kích thước rất nhỏ.
- Hiệu quả cho các trường hợp hen xuyễn, viêm tiểu phế quản
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Thao tác phức tạp, thời gian thao tác lâu.
- Hiệu quả của dụng cụ phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của bệnh nhân
- Trẻ đễ sợ hãi vì thiết bị cồng kềnh, dùng điện, phát ra tiếng kêu.
Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 2 tuổi trở lên, có khả năng phối hợp thực hiện quy trình.
Kết luận, như vậy, tùy theo mục đích điều trị mà cha mẹ hãy lựa chọn cho con dụng cụ rửa mũi, xịt xông mũi họng cho phù hợp. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tuân thủ quy trình điều trị, cha mẹ dễ thao tác, đạt được hiệu quả điều trị cao và tiết kiệm chi phí.
Bảng so sánh đặc tính kỹ thuật của một số bình rửa mũi, dụng cụ xịt mũi cho trẻ em tại Viet Nam