Sự thật là, chúng ta có thể bị đóng vảy ở bất kỳ đâu trên cơ thể, kể cả bên trong mũi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến lỗ mũi bị đóng vảy và bạn nên làm gì? Spray-sol sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.
1/ Nguyên nhân khiến lỗ mũi bị đóng vảy
Niêm mạc mũi được lót bởi một lớp dịch nhầy đóng vai trò bảo vệ. Khi quá trình tiết dịch nhầy bị rối loạn thì niêm mạc mũi sẽ bị khô, loét và lỗ mũi bị đóng vảy. Nặng hơn và ảnh hưởng đến cả đám rối mao mạch bên dưới, làm chúng bị tổn thương và gây chảy máu mũi.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân gây viêm ở mũi phổ biến nhất và cũng có thể là lý do khiến mũi của bạn dễ bị đóng vảy. Ngoài biểu hiện này, bạn còn có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng khác như chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngứa da…
Mũi bị tổn thương
Chấn thương ở mũi có thể làm tổn thương tới cả lớp da mỏng bên trong mũi, làm chảy máu mũi và đóng vảy. Ngay cả những tác động nhỏ như cọ xát, trầy xước hay thói quen ngoáy mũi cũng có thể làm chấn thương mũi của bạn.
Chúng ta dễ có phản xạ ngoáy mũi để lấy ra các vảy, ghỉ mũi… Nhưng sự thật là điều này có thể làm rách da, kích ứng, lở loét và đóng vảy. Bóc vảy còn có thể khiến lớp vảy khác phát triển nhiều hơn.
Môi trường khô
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến lỗ mũi bị đóng vảy. Môi trường khô hanh, không đủ độ ẩm (thường diễn ra vào mùa đông hay môi trường điều hoà khô kín) khiến mũi bạn bị khô, nứt, có thể chảy máu nhỏ, đóng thành vảy.
Khi xuất phát từ nguyên nhân này thì không chỉ lỗ mũi và cả làn da (da mặt, da môi) cũng khô và dễ nứt nẻ, đóng vảy hơn bình thường.
Sử dụng thuốc hít qua đường mũi kéo dài
Sử dụng thuốc hít thuốc qua mũi thường xuyên, nhiều lần hay không đúng cách cũng có thể làm cho mũi bạn bị tổn thương, khô quá mức và dễ đóng vảy. Để hạn chế điều này, bạn nên dùng nước muối xịt mũi để cấp ẩm cho niêm mạc.
Viêm xoang
Đây là tình trạng các xoang bị sưng, viêm, gây chảy máu và đóng vảy trong mũi do kích ứng. Đường thở bị sưng lên có thể làm dịch nhầy, bụi bẩn dễ bị mắc kẹt, khi khô sẽ cứng lại và tạo thành vảy.
HIV
HIV có thể gây viêm xoang, viêm mũi, gây ra các vết thương ở mũi, làm chảy máu và đóng vảy trong lỗ mũi. Những tổn thương trong trường hợp này sẽ gây đau đớn và cần nhiều thời gian để chữa lành.
Bên cạnh các triệu chứng tại mũi, người bệnh còn dễ bị đau răng, nghẹt mũi, đau đầu về đêm, chảy nước mũi dai dẳng, đau nhức hoặc áp lực sau mắt…
Mụn giộp do virus herpes
Virus herpes (HSV) thường gây ra nhiễm trùng ở mắt, lưỡi, cổ họng, môi, bộ phận sinh dục và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi xâm nhập vào tế bào, chúng sẽ gây ra các triệu chứng nhiễm trùng da, vết loét hoặc phá huỷ cấu trúc tế bào. Tuy ít xảy ra nhưng virus herpes cũng có thể là nguyên nhân gây các vết loét lạnh trong lỗ mũi và đóng vảy khi lành.
Ưng thư mũi
Nếu như lỗ mũi của bạn bị đóng vảy thường xuyên, dai dẳng và không đáp ứng với điều trị thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như hay bị chảy máu cam, chảy nước mũi nhiều, tê mặt, ngứa ran trên mặt, đau tai hoặc áp lực trong tai, áp lực xoang…
2/ Lỗ mũi bị đóng vảy cần làm gì?
Khi lỗ mũi bị đóng vảy, trước hết bạn nên:
- Ngưng hút thuốc lá
- Giữ nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi 1 – 3 lần/ngày tuỳ tình trạng của mũi
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng
Nếu tình trạng này không thuyên giảm sau 1 tuần đã điều trị tại nhà thì bạn nên đi khám bác sĩ. Lúc này, các bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết và có thể kèm theo các xét nghiệm liên quan nếu cần thiết để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng.
Bạn có thể tham khảo nhỏ hoặc xịt mũi cùng nước muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3% để làm sạch mũi, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng và cấp ẩm cho mũi. Đây là sản phẩm với công thức độc đáo của nước muối hàm lượng cao 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm.
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi…
- Nhanh chóng loại bỏ cả những mảng nhày mũi khô cứng. Hiệu quả rõ rệt từ ngay lần đầu thao tác
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo
Dung dịch muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3% có thể dùng cho mọi lứa tuổi, thích hợp với cả trẻ sơ sinh.
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng lỗ mũi bị đóng vảy của mình, nguyên nhân và hướng xử trí phù hợp. Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Zalo/Facebook của Buona nhé!