Thiết bị xịt rửa mũi Nebial 3% KIT | Buona Spray-sol | Made in Italy

  • Home
  • Giới thiệu
  • Spray Sol
  • Nebial 3% KIT
  • Sức khỏe đường hô hấp
  • Liên hệ
Đặt mua
0974.402.860
 Tháng Sáu 1, 2023

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng do nguyên nhân nào? Cách xử lý

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng do nguyên nhân nào? Cách xử lý

by Ds. Nebial / Thứ Ba, 04 Tháng Tư 2023 / Published in bệnh đường hô hấp
Không ho nhưng có đờm ở cổ họng
Rate this post

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng dễ làm bạn khó chịu vì đờm cứ mãi mắc kẹt ở đó. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Nó có nguy hiểm không và bạn nên làm gì để loại bỏ chúng?

1/ Nguyên nhân không ho nhưng có đờm ở cổ họng

không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Để hiểu rõ nguyên nhân không ho nhưng có đờm ở cổ họng, trước hết chúng ta cần biết rằng những đờm nhầy ở cổ họng có thể đến từ các cơ quan ở phía trên, phía dưới và cả có sẵn ở cổ họng. 

Bình thường, trên bề mặt của đường hô hấp (mũi, họng, xoang, phổi) luôn có một màng nhầy để bảo vệ và mang một số chức năng như bẫy dính vi khuẩn, bụi bẩn, làm trơn… Do đó, nếu bạn luôn cảm thấy có lượng đờm nhầy nhỏ trong cổ họng và không ho, không có triệu chứng sức khoẻ gì khác thường thì không cần lo lắng quá nhé. 

Tuy nhiên, lượng chất nhầy này sẽ tăng lên khi đáp ứng với tình trạng viêm và bạn sẽ cảm nhận thấy đờm rõ rệt hơn. Thường gặp khi:

  • Viêm đường hô hấp trên gây sổ mũi, ngạt mũi, viêm họng…
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm phổi
  • Dị ứng
  • Hen suyễn

Không phải lúc nào có đờm cũng gây ho, nhất là khi đờm không đủ loãng hoặc chỉ có một lượng nhỏ.

Bên cạnh đó, tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng cũng có thể ảnh hưởng từ lối sống và các yếu tố môi trường như:

  • Môi trường khô
  • Cơ thể thiếu nước
  • Tiêu thụ nhiều đồ uống có tác dụng phụ gây mất nước: cà phê, trà, rượu
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Hút thuốc

2/ Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có sao không?

Vì không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ, các triệu chứng liên quan nên để xác định chính xác, bạn cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và thăm khám trực tiếp.

Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong 1 – 2 tuần và sức khoẻ bình thường thì bạn không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn trọng trong một số nguyên nhân như:

  • Trào ngược axit: là nguyên nhân có đờm trong cổ họng nhưng không gây ho phổ biến nhất. Trào ngược axit làm kích thích đường hô hấp khiến cơ quan này suy yếu, khả năng đóng mở của thực quản khó diễn ra như bình thường nên các chất dịch trong dạ dày có thể trào lên thực quản bất kỳ lúc nào, đọng lại ở cổ họng, khiến cổ họng sản sinh dịch nhầy nhiều hơn nhưng ít gây ho
  • Viêm amidan: sưng, đau amidan, sốt và đờm nhiều ở cổ họng. Cổ họng có đờm không ho thường gặp ở giai đoạn viêm amidan cấp
  • Nhiễm trùng đường hô hấp ở thể nhẹ, dẫn tới có đờm nhưng không hoặc ít ho, thuyên giảm sau 3 – 4 ngày
  • Ung thư vòm họng: có đờm nhưng không ho là dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Ngoài ra, một số triệu chứng điển hình khác mà bạn có thể thấy như: khó thở, nổi hạch ở cổ, chảy máu mũi, nghẹt mũi, ù tai, suy giảm thị lực, đau nửa đầu, thường xuyên đau đầu, viêm họng…

Nhìn chung, hiện tượng có đờm ở cổ họng thường là triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp, nhưng nếu kèm theo khó nuốt, đau rát họng, hụt hơi, khó thở, thở khò khè, chất nhầy ngày càng đặc, sốt, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân… thì bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.

3/ Cách xử lý khi có đờm ở cổ họng

không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Khi cổ họng có quá nhiều đờm làm bạn khó chịu, trước hết bạn hãy:

  • Uống nhiều nước để cơ thể đủ nước, đờm nhầy được làm loãng sẽ dễ dàng để ho, tống đẩy ra ngoài hơn
  • Làm ẩm không khí: sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương hoặc đặt thêm một chậu nước trong phòng
  • Thử nhấp bất kỳ chất lỏng nào không có caffein: nước trái cây, nước canh, nước súp… Một số thức uống như nước cam, nước chanh, nước gừng có thể giúp làm loãng đờm tốt hơn
  • Súc miệng với nước muối ấm để làm sạch đờm bám phía sau cổ họng, diệt khuẩn, giảm viêm và làm dịu cổ họng

Ngoài ra, bạn nên đi thăm khám bác sĩ. Lúc này, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc có tác dụng loãng đờm như guaifenesin (Mucinex, Robitussin) hay dornase alfa (Pulmozyme) khí dung… Và tuỳ trường hợp, các bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp riêng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng, đặc biệt là biết cách loại bỏ chúng một cách phù hợp. Và cũng đừng quên đi khám khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào kèm theo bạn nhé!

  • Tweet

About Ds. Nebial

What you can read next

Dụng cụ rửa mũi cho trẻ em – Thị trường hỗn loạn
trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì
Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì nhanh khỏi? Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng
cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh
Cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học mà mẹ nên biết

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Spray-Sol Pediatrico

  • Dụng cụ rửa mũi trẻ em
  • Rửa mũi cho trẻ em sổ mũi, nghẹt mũi
  • Rửa mũi cho trẻ viêm mũi, viêm xoang
  • Phòng viêm tai giữa tái phát ở trẻ em
  • Nebial 3% KIT | Bộ dụng cụ xịt xông mũi trẻ em

Chính sách

  • Chính sách bán hàng
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách giao nhận, vận chuyển
  • Chính sách đổi hàng, hoàn tiền
  • Khuyến mại Buona

Kết nối

  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Hướng dẫn sử dụng Nebial KIT
  • Dành cho đại lý

Mạng xã hội

TOP Call Now Button