Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu vẫn thường được ông bà ta thường xuyên áp dụng. Với những ai bị viêm mũi dị ứng tái lại thường xuyên thì đây chính là giải pháp an toàn mà bạn có thể tham khảo.
1/ Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các nguyên liệu sẵn có mà bạn có thể lựa chọn một trong các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu dưới đây:
Xông hơi với ngải cứu
Dưới tác động của luồng khí nóng, giải pháp xông hơi cho khả năng tác động sâu. Các lỗ chân lông và mạch máu giãn nở giúp các thành phần kháng sinh, kháng viêm trong ngải cứu đi sâu vào bên trong vị trí viêm. Từ đó tình trạng viêm nhiễm, ngứa mũi họng, hắt hơi, ho, viêm họng… trong viêm mũi dị ứng thuyên giảm nhanh chóng.
Nguyên liệu: 20 gram ngải cứu, một nhúm muối hạt.
Thực hiện:
- Lấy phần thân và lá ngải cứu, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Vớt ra và rửa sơ với nước sạch.
- Mang ngải cứu phơi trong bóng râm và có gió khoảng 5 – 10 tiếng để héo bớt. Sau đó giã nát rồi cuộn trong một miếng giấy thành hình điếu thuốc.
- Thực hiện xông: đốt một đầu và đưa lên mũi xông. Mỗi lần dùng 2 – 3 điếu.
Lưu ý: bạn cần giữ khoảng cách an toàn từ điếu dược liệu đến mũi và da mặt để tránh gây bỏng. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong 7 ngày liên tiếp để hiệu quả giảm viêm mũi dị ứng tốt nhất.
Ngâm chân với ngải cứu
Ngâm châm với ngải cứu sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ khí lạnh tích tụ bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, bài thuốc ngâm chân với ngải cứu còn ức chế hoạt động của liên cầu khuẩn, giúp giảm viêm, sát khuẩn, thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, nó còn tốt cho những ai đang bị đau nhức xương khớp.
Nguyên liệu: 80 gram lá ngải cứu.
Thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Vớt ra và rửa sơ với nước sạch, để ráo nước.
- Dùng 30 gram lá ngải cứu phơi khô dưới bóng râm. Sau đó thêm 50 gram lá ngải cứu còn lại, cho vào nồi và đun cùng một ít nước trong 15 phút.
- Thực hiện ngâm chân: Khi nước đã nguội bớt thì ngâm chân trong nước lá ngải cứu khoảng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn.
Lưu ý: Nên ngâm chân với ngải cứu 3 – 4 lần/tuần, trong 1 tháng để hiệu quả tối ưu nhất.
Dùng ngải cứu hơ giữa trán
Nếu không thể xông mũi thì bạn hãy dùng ngải cứu hơ giữa trán. Nó cũng có hiệu quả trong việc thuyên giảm viêm mũi dị ứng, giảm các triệu chứng như: sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa họng, viêm họng, ho, hắt hơi.
Nguyên liệu: 10 gram ngải cứu, một nhúm muối.
Thực hiện:
- Lấy phần thân và lá ngải cứu, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Vớt ra và rửa sơ với nước sạch, để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào chảo và rang nóng. Sau đó giã nát rồi cuộn trong một miếng giấy thành hình điếu thuốc.
- Thực hiện hơ trán: đốt một đầu và hơ lên giữa trán, rê đi rê lại lên xuống, ngang dọc giữa hai lông mày. Lặp lại 6 – 7 lần.
Lưu ý: bạn cần giữ khoảng cách an toàn từ đầu điếu thuốc đến trán. Thực hiện 1 lần/ngày cho đến khi thuyên giảm.
Dùng ngải cứu hơ các huyệt trên đầu
Bên cạnh việc hơ ngải cứu giữa trán, bạn cũng có thể tác động trực tiếp lên các huyệt để cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm nghẹt mũi.
Nguyên liệu: 20 gram ngải cứu.
Thực hiện:
- Lấy phần thân và lá ngải cứu, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào chảo và rang nóng. Sau đó giã nát rồi cuộn trong một miếng giấy thành hình điếu thuốc.
- Thực hiện hơ các huyệt: đốt một đầu và hơ lên các huyệt đỉnh đầu trong 30 phút. Huyệt 1 nằm ở chính giữa đỉnh đầu. Huyệt 2 và 3 nằm phía trước và sau huyệt 1, cách khoảng 2cm. Huyệt 4 và 5 nằm bên trái và phải huyệt 1, cách khoảng 2cm.
Lưu ý: nên giữ khoảng cách từ đầu điếu thuốc ngải cứu đến đầu khoảng 1,5 – 2cm. Thực hiện 1 lần/ngày kiên trì cho tới khi tình trạng viêm mũi dị ứng thuyên giảm.
2/ Có nên chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu không?
Nếu viêm mũi dị ứng thường xuyên tái đi tái lại, để hạn chế việc dùng thuốc và các tác dụng phụ do thuốc, bạn hãy thử áp dụng chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu.
Ngải cứu (Artemisia vulgaris) hay còn gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, quy kinh tỳ, can, thận. Có khả năng bài trừ phong thấp, hàn thấp, giảm đau nhức.
Ngải cứu an toàn và có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, thường được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý đường hô hấp khác như: viêm xoang, viêm phế quản, hen phế quản, ho, viêm họng, viêm amidan…
Theo nghiên cứu từ Y học hiện đại, cho thấy lá ngải cứu rất giàu các hoạt chất tricosanol, tetradecatrilin, cineol, dehydro matricaria este…có tác dụng làm giảm cơn đau thần kinh. Tinh dầu và những thành phần khác trong ngải cứu còn có tác dụng trong bệnh viêm mũi dị ứng và giảm các triệu chứng khó chịu như: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt, chảy nước mũi, ho, ngứa họng, viêm họng, chảy nước mắt, ngứa da…
Bạn hãy thử áp dụng chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu, nhưng hãy lưu ý rằng hiệu quả còn tùy thuộc đáp ứng mỗi người. Đặc biệt, vì nguyên liệu chưa được chuẩn hóa nên không thể đảm bảo hiệu quả như mong đợi.
3/ Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu
Khi chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu, bạn cũng cần lưu ý:
- Không nên ngâm chân ngải cứu quá lâu vì sẽ khiến máu dồn về chi dưới, có thể làm thiếu máu lên não và dẫn tới chóng mặt. Vì vậy, bạn chỉ cần ngâm chân tới khi nước nguội và theo dõi phản ứng của cơ thể để có sự điều chỉnh phù hợp nhé.
- Cần thận trọng khi áp dụng các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng với ngải cứu ở người âm hư (thường có mồ hôi trộm khi ngủ, người gầy, sắc mặt sạm đen…).
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thảo dược sẽ có hiệu quả khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Do đó, nếu tình trạng sức khỏe yếu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi thực hiện.
Bên cạnh đó, người bệnh chú ý vệ sinh mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương Nebial 3%. Đây chính là cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối tốt.
Nghiên cứu cho thấy, muối ưu trương 3% cho khả năng làm sạch mũi và giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi (nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi…) hiệu quả gấp 2 – 3 lần muối sinh lý thông thường.
Trên đây là các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu thường được ông bà ta áp dụng. Bạn có thể tham khảo và thực hành nhé!