Vấn đề bé sổ mũi có tự khỏi được không luôn khiến các bố mẹ cảm thấy lo lắng với tình trạng của bé và cách để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Tìm hiểu câu trả lời và những lưu ý mẹ cần biết bé trẻ bị sổ mũi thông qua bài viết sau đây.
1/ Bé sổ mũi có tự khỏi được không?
Khi bé sổ mũi có tự khỏi được không thì câu trả lời sẽ tùy vào cơ địa cũng như nguyên nhân gây ra sổ mũi ở trẻ. Cụ thể như sau:
- Đối với những trẻ bị sổ mũi khi còn quá nhỏ thông thường sẽ không tự khỏi được do sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ chưa được hoàn thiện, trẻ sẽ dễ dàng bị các loại vi khuẩn, vi rút bên ngoài tấn công, gây ra sổ mũi, viêm mũi. Những bệnh về đường hô hấp thường xảy ra phổ biến ở trẻ và sẽ khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày khi được chăm sóc đúng cách.
- Với một số trẻ bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, trẻ có thể hắt hơi nhiều gây chảy nước mũi tại thời điểm đó. Tuy nhiên, chỉ một lát sau khi mũi trẻ không còn bị kích ứng nữa thì tình trạng sổ mũi này ở trẻ sẽ tự khỏi được mà không cần bất kỳ tác động nào. Tuy nhiên, không nhiều trường hợp như vậy nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến những lúc trẻ hắt hơi, sổ mũi bởi điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp cũng như sức khỏe của trẻ khi không được điều trị kịp thời.
Tình trạng sổ mũi có thuyên giảm hay không sẽ phụ thuộc vào thể trạng cũng như nguyên nhân gây ra sổ mũi ở bé
2/ Khi nào bé sổ mũi cần thăm khám và điều trị
Như đã nói ở trên thì bé sổ mũi có tự khỏi được không sẽ chỉ có một số trường hợp kích ứng mũi nhẹ là có thể không cần thăm khám và điều trị nên những trường hợp sau đây cần được đặc biệt chú ý:
Sổ mũi kéo dài
Khi thấy trẻ sổ mũi kéo dài, liên tục, nước mũi có màu vàng hoặc xanh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện bởi đây là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp như viêm xoang khiến niêm mạc mũi của trẻ bị nhiễm trùng. Nếu để lâu không được chữa trị, tình trạng sẽ trở nên nặng hơn, trẻ có nguy cơ mắc những biến chứng như: đau mắt, viêm não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết … Vì vậy, nếu đã thực hiện một số biện pháp như vệ sinh mũi cho trẻ mà trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.
Trẻ sổ mũi kéo dài không khỏi là dấu hiệu nguy hiểm và bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Sổ mũi kèm theo ho, sốt cao
Trẻ hắt hơi nhiều kèm theo sốt cao, ho nhiều khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc liên tục thì có thể trẻ đã bị vi rút gây hại xâm nhập vào cơ thể. Trong một số trường hợp, trẻ sốt cao mà không có dấu hiệu hạ thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện bởi có thể trẻ đã mắc các bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản, sốt vi rút …
Mẹ nên phân biệt được với những tình trạng cảm cúm thông thường do dị ứng, thay đổi thời tiết ở trẻ. Đối với cảm cúm, trẻ vẫn có biểu hiện sổ mũi, sốt tuy nhiên không quá cao và li bì, mãi không khỏi. Nếu thấy trẻ khóc nhiều, bỏ bú, sốt và sổ mũi kèm theo nổi mẩn, thì mẹ cần đặc biệt chú ý và không nên bỏ qua.
Sổ mũi kèm theo đau mũi, khó thở
Khi mẹ thấy trẻ quấy khóc, sổ mũi chảy một bên và khó thể thì mẹ nên kiểm tra mũi của trẻ. Rất có thể trong trường hợp này, trẻ đang vướng dị vật trong mũi cản trở việc hô hấp dễ dàng. Sở dĩ xảy ra điều này là do trẻ chơi đồ chơi có kích thước nhỏ và hiếu kỳ cho vào trong mũi. Điều này có thể gây ra xước niêm mạc mũi của trẻ gây chảy máu, đau đớn nếu mẹ cố lấy ra không đúng cách cho trẻ. Cách tốt nhất lúc này đó là mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được lấy dị vật ra khỏi mũi an toàn nhất.
3/ Những lưu ý mẹ cần biết khi bé bị sổ mũi
Để vấn đề bé bị sổ mũi có tự khỏi hay không sẽ không trở thành vấn đề to lớn, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau khi trẻ bị sổ mũi:
Cho trẻ uống nhiều nước
Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể cho trẻ bú sữa mẹ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng, sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn có tác dụng làm loãng các chất nhầy, giúp tình trạng sổ mũi của trẻ được thuyên giảm đáng kể. Điều này cũng tương tự khi mẹ cho trẻ uống nhiều nước nhằm thanh nhiệt, giải độc, chuyển hóa các chất tốt hơn khiến trẻ thoải mái, dễ chịu và nhanh chóng hết sổ mũi hơn.
Thay đổi tư thế nằm cho trẻ
Tìm cho trẻ một tư thế ngủ thoải mái là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi trẻ bị sổ mũi. Để giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc hô hấp, mẹ nên để đầu trẻ cao hơn so với thân nhằm tránh tình trạng nước mũi chảy ngược vào trong giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc cho trẻ nằm nghiêng sang một bên và thay đổi tư thế ngủ cũng sẽ hỗ trợ trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong những lúc bị sổ mũi khó chịu.
Vệ sinh mũi cho trẻ
Vệ sinh mũi để loại bỏ chất nhầy giúp trẻ dễ thở hơn là điều vô cùng cần thiết. Mẹ nên chú ý vệ sinh mũi cho trẻ nhẹ nhàng, tránh làm trẻ bị đau đớn do làm xước niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Giữ thói quen vệ sinh mũi cũng sẽ giảm thiểu tối đa nỗi lo bé sổ mũi có tự khỏi được không ở những gia đình có trẻ nhỏ khi đối mặt với những vấn đề về môi trường xung quanh, khói bụi, thay đổi thời tiết…
Mẹ có thể sử dụng Nebial 3% KIT là bộ dụng cụ xịt xông mũi 2 trong 1 bao gồm 20 ống nước muối ưu trương Nebial 3% và thiết bị xịt xông mũi Spray-sol. Sản phẩm sẽ đưa dung dịch đến tận sâu các hốc mũi, an toàn với niêm mạc mũi và có khả năng làm loãng các dịch nhầy để vệ sinh mũi hiệu quả. Nebial 3% KIT giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, sổ mũi, viêm phổi, viêm phế quản …
Nebial KIT 3% có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả
Đưa trẻ đến bệnh viện
Khi mẹ thấy trẻ sổ mũi kéo dài kèm theo dấu hiệu nguy hiểm: hắt hơi, sốt cao, ho liên tục, co giật … thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mong rằng bài viết bé sổ mũi có tự khỏi được không đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí! Chúc bé yêu của gia đình bạn luôn khỏe mạnh, thông minh.