Từ những loại nguyên liệu quen thuộc như: mật ong, đường phèn, gừng, hành tây, củ cải… ba mẹ có thể chế biến thành những bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ một cách cực kỳ đơn giản mà hiệu quả. Hãy cùng xem cách làm chi tiết dưới đây và áp dụng ngay mẹ nhé!
1/ Các bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ
Lê hấp mật ong/ đường phèn
Theo Đông y, lê là loại quả có vị chua ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trị ho, tiêu đờm hiệu quả. Lê giúp thuyên giảm triệu chứng ho trong viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan…
Ngoài ra, trong lê còn chứa nhiều vitamin giúp bồi bổ cơ thể, thúc đẩy quá trình lành thương.
Bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ một cách đơn giản, hiệu quả từ quả lê như sau:
- Lê hấp mật ong:
- Chuẩn bị: 1 – 2 quả lê, 3 thìa mật ong, 1 thìa cà phê muối
- Thực hiện: Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn hoặc để nguyên cả quả, bỏ hạt và lõi, ngâm trong nước muối (1 thìa cà phê muối : 200ml nước) trong 5 phút rồi vớt ra, ướp cùng mật ong trong 20 – 30 phút. Sau đó đem lê hấp cách thuỷ 35 – 45 phút trong lừa vừa cho chín mềm. Bắc ra để nguội bớt rồi cho trẻ ăn hết cả cái lẫn nước
- Lê hấp đường phèn:
- Chuẩn bị: 1 quả lê, 30g đường phèn
- Thực hiện: Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn hoặc để nguyên cả quả, bỏ hạt và lõi. Thêm đường phèn rồi hấp cách thuỷ trong 45 phút trong lửa vừa cho chín mềm. Bắc ra để nguội, cho trẻ ăn vài miếng theo khả năng cho đến khi thấy triệu chứng ho giảm hẳn
Gừng ngâm mật ong
Theo Đông y, gừng có tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, giải độc, chữa cảm sốt, đau họng, đau bụng, buồn nôn… Gừng còn có tác dụng hỗ trợ kháng virus, chống viêm, điều hoà hệ miễn dịch cho trẻ.
Bài thuốc tiêu đờm, giảm ho từ họng thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, mật ong
- Thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng, đem đồ lên như đồ xôi trong 40 phút rồi phơi 2 – 3 ngày cho khô. Sau đó ngâm gừng cùng mật ong rồi cho trẻ uống
Hành tây ngâm đường phèn/ mật ong…
Hành tây từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ, giảm cơn ho hiệu quả.
Có nhiều cách tiêu đờm cùng hành tây mà mẹ có thể lựa chọn áp dụng như:
- Hành tây ngâm đường phèn: Hành tây bóc vỏ, thái lát vừa đủ nửa bát cơm. Đường phèn đập dập rồi đem trộn với hành tây, hấp cách thuỷ 30 phút. Để nguội bớt (vẫn còn ấm) rồi chắt lấy nước cho bé uống. Nếu trẻ không uống hết thì hâm lại trong ngày cho ấm rồi cho bé uống tiếp (nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi)
- Hành tây ngâm mật ong: Hành tây bóc vỏ, thái lát vừa đủ nửa bát cơm rồi hấp cách thuỷ trong 30 phút, bắc ra để nguội bớt (vẫn còn ấm) rồi trộn cùng 4 thìa cà phê mật ong, chắt lấy nước cho bé uống (hoặc ăn cả cái và nước để hiệu quả tốt hơn). Nếu trẻ không uống hết thì hâm lại trong ngày cho ấm rồi cho bé uống tiếp (dùng cho trẻ trên 1 tuổi)
- Cháo hành tây, tía tô: Chuẩn bị 1/2 củ hành tây, 10 lá tía tô to, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Nấu một nồi cháo trắng, khi cháo chín thì cho hỗn hợp hành tây, tía tô vào và nấu lửa nhỏ thêm 5 phút. Để nguội bớt rồi cho bé ăn
Lá tía tô
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, tía tô cũng được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đường hô hấp, tiêu hoá. Một số nghiên cứu cho thấy tía tô có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, cải thiện chức năng phổi.
Để giảm ho, tiêu đờm cho bé, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc với lá tía tô như:
- Lá tía tô rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cốt, pha thêm nước ấm rồi cho bé uống
- Lá tía tô rửa sạch, hãm với nước nóng như trà, để nguội bớt rồi cho bé uống
- Bột lá tía tô pha với nước, lọc lấy nước uống
- Ăn cháo tía tô nấu cùng nước hầm xương, thịt, rau củ quả
Củ cải ngâm mật ong
Theo chuyên gia dinh dưỡng Munmum Ganeriwal, chúng ta nên thêm một chút củ cải vào thực đơn để tăng cường hệ miễn dịch khi bị ho đờm, nghẹt mũi, đau rát họng…
- Nguyên liệu: 1 củ cải trắng, 1 bát nước lọc
- Thực hiện: Củ cái trắng rửa sạch, cắt lát rồi cho vào nồi nhỏ, thêm nước lọc rồi đun sôi trong 15 phút. Sau đó để nguội bớt, lọc lấy nước cho trẻ uống làm nhiều bữa trong ngày
Lưu ý: nên uống nước củ cải khi còn nóng ấm, có thể ăn cả bã để hiệu quả tốt hơn.
Cải cúc ngâm mật ong
Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, không độc, có tác dụng tiêu thực, thanh đàm hoả, trị ho lâu ngày, viêm họng, viêm phế quản, tiêu hoá kém…
- Nguyên liệu: Lá cải cúc, một ít mật ong
- Thực hiện: Lá cải cúc rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhuyễn, thêm một ít mật ong rồi hấp cách thuỷ trong 20 phút. Sau đó để nguội bớt rồi cho bé uống. Nên duy trì 3 – 5 ngày
Lá xương sông hấp đường phèn
Theo Đông y, lá xương sông có tính ấm, vị cay, tác dụng chống dị ứng, tiêu đờm, chữa ho cảm, viêm họng, tốt cho đường tiêu hoá.
Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy trong lá xương sông có một lượng lớn tinh dầu Methylthymol P – cymene, Limonen… với tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm, dịu cổ họng…
Vì vậy, mẹ có thể áp dụng bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ từ lá xương sông như sau:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông, 1 nắm lá hẹ, 1 ít đường phèn
- Thực hiện: Lá xương sông, lá hẹ rửa sạch rồi thái nhỏ, trộn chung với đường phèn đem hấp cách thuỷ. Để nguội bớt (vẫn còn ấm) rồi cho bé uống nhiều lần trong ngày
Hoa hồng trắng
Theo Đông y, hoa hồng trắng có vị ngọt, tính bình, tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hoá, giảm ho hiệu quả.
Khi trẻ bị ho đờm, mẹ có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:
- Nguyên liệu: 5 – 10 cánh hoa hồng trắng, một ít đường phèn, nước lọc
- Thực hiện: cánh hoa hồng tráng rửa sạch rồi trộn chung với nước lọc, đường phèn, đem hấp cách thuỷ. Sau đó cho bé uống 1 thìa/lần; 3 – 4 lần/ngày
Tỏi hấp đường phèn/ gừng
Không chỉ Y học cổ truyền mà trong Y học hiện đại, tỏi cũng được đánh giá cao về tác dụng kháng khuẩn mạnh như một kháng sinh tự nhiên, giảm ho, tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹ có thể áp dụng các bài thuốc trị ho đờm với tỏi như: tỏi nước, tói hấp đường phèn, tói nấu gừng, sữa tỏi…
- Tỏi hấp đường phèn:
- Nguyên liệu: 2 – 3 tép tỏi, 1 viên đường phèn
- Thực hiện: Tỏi đập giập, thêm đường phèn và một chút nước lọc rồi đem hấp cách thuỷ khoảng 15 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống 2 – 3 lần/ngày, uống khi còn ấm
- Tỏi nấu gừng:
- Nguyên liệu: 2 – 3 tép tỏi, 1 miếng đường nâu, vài lát gừng
- Thực hiện: Đun sôi hỗn hợp tỏi, đường nâu, gừng và một chút nước lọc, rồi để lửa nhỏ trong 10 phút, để nguội rồi cho bé uống
Lá húng chanh hấp đường phèn
Theo Đông y, húng chanh quy kinh phế, vị cay, tính ấm, tác dụng long đờm, tiêu đờm, kháng viêm, kháng khuẩn.
Theo Y học hiện đại, húng chanh có chứa một lượng lớn tinh dầu, chủ yếu là carvacrol và codein có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng.
Bài thuốc trị ho đờm từ lá húng chanh rất dễ thực hiện:
- Nguyên liệu: 4 – 5 lá húng chanh, khoảng 20g đường phèn
- Thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn cùng đường phèn, đem hấp cách thuỷ trong 30 – 45 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống, mỗi lần khoảng 4 – 5ml
Hạt chanh hấp đường phèn
Hạt chanh hấp đường phèn cũng là một vị thuốc trị ho đờm mà mẹ có thể áo dụng cho bé:
- Nguyên liệu: 6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn, 1 ít nước lọc
- Thực hiện: đem hạt chanh và đường phèn giã nhuyễn, thêm nước lọc rồi hấp cách thuỷ (hoặc khi nồi cơm vừa cạn thì đem hấp cùng đến khi cơm chín). Sau đó lọc lấy nước cho bé uống 1 – 2 thìa/lần, 4 – 6 lần/ngày
Mật ong
Mật ong vốn được coi là kháng sinh tự nhiên an toàn, lành tính, chứa nhiều dinh dưỡng, enzym tiêu hoá, acid amin, chất chống oxy hoá… và có tác dụng giảm viêm họng, ho đờm, tăng cường miễn dịch… Vì thế nó có mặt thường xuyên trong các bài thuốc trị ho đờm cho trẻ, và cả các sản phẩm thảo dược trị ho cho bé.
Bạn có thể kết hợp mật ong cùng lê, gừng, hành tây, củ cải, hoa hồng trắng… như hướng dẫn trong các bài thuốc kể trên.
Lưu ý: vì mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum nên không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Rau diếp cá
Nghiên cứu cho thấy, diếp cá có thể chống lại vi khuẩn, kháng viêm và tốt cho hoạt động của phổi. Có nhiều bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ với rau diếp cá mà mẹ có thể áp dụng như: nước ép diếp cá, diếp cá mật ong, diếp cá và nước vo gạo, trà diếp cá…
- Nguyên liệu: 5 – 10 lá diếp cá, 1 bát nước vo gạo
- Thực hiện: lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn đều cùng nước vo gạo, đem đun sôi và để lửa nhỏ trong 20 phút, lọc lấy nước rồi để nguội cho bé uống sau ăn khoảng 1 giờ, 3 lần/ngày
Lá hẹ
Trong lá hẹ có một lượng lớn Allicin và Odorine – kháng sinh lành tính có khả năng cô lập và diệp trừ vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch cho bé.
Mẹ có thể chế biến lá hẹ thành nhiều bài thuốc như:
- Cháo lá hẹ
- Canh trứng lá hẹ
- Nước hẹ xay
- Lá hẹ hấp đường phèn/ mật ong
- Nướng lá hẹ và chườm nóng
Lá hẹ hấp đường phèn thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt nhuyễn rồi thêm một ít đường phèn đem hấp cách thuỷ. Sau đó lọc lấy nước cho bé uống, 2 – 3 thìa/lần, 2 lần/ngày.
Lá bạc hà
Bạc hà cũng là thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian có nhiều trong các sản phẩm trị ho thảo dược cho trẻ nhỏ nhờ tính chất kháng khuẩn, ngăn virus hiệu quả.
Mẹ có thể áp dụng bài thuốc từ lá bạc hà dưới đây để tiêu đờm cho bé:
- Trà bạc hà: lá bạc hà tươi hãm trong nước ấm và thưởng thức
- Hấp lá bạc hà với mật ong
- Đun sôi lá bạc hà và thêm đường, vài lát quất
Quất xanh hấp mật ong/ đường phèn
Quất (tắc) rất giàu vitamin C, pectin… với tác dụng trừ đờm, giảm ho, khám viêm, tăng sức đề kháng.
- Nguyên liệu: 2 – 3 quả quất xanh, mật ong hoặc đường phèn
- Thực hiện: Quất rửa sạch, cắt ngang để nguyên hạt rồi trộn cùng mật ong hoặc đường phèn, hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Sau đó cho trẻ uống nhiều lần trong ngày
Lưu ý: Chỉ dùng mật ong cho trẻ > 1 tuổi
Cam thảo
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cam thảo có tác dụng giảm số lần ho, tiêu đờm tốt. Mẹ có thể kết hợp cam thảo cùng nhiều thảo dược khác như:
- Cam thảo, nhân sâm, phục linh, bạch truật: trị ho đờm lâu ngày
- Cam thảo, cát cánh: trị ho và đau họng do phế nhiệt
- Cam thảo, trà xanh: trị ho khan, ho cảm lạnh, viêm phế quản
Lưu ý: không sử dụng cam thảo trị ho cho trẻ sơ sinh và cần hướng dẫn từ bác sĩ.
Hoa đu đủ đực
Theo Đông y bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ, hoa đu đủ đực có vị đắng, tính bình, tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, giúp tiêu đờm ở cổ họng. Vì vậy mẹ có thể dùng hoa đu đủ đực hấp đường phèn hoặc mật ong cho trẻ (phù hợp với trẻ > 3 tuổi).
Lá trầu không
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu rõ ràng chứng minh tác dụng trị ho, tiêu đờm của lá trầu không nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau rát cổ họng, làm lành vết thương như cadinen, polyphenol, chavicol, betel-phenol… trong loại lá quen thuộc này.
Có nhiều cách áp dụng được với lá trầu không như:
- Hơ lá trầu không và chườm ấm
- Tắm lá trầu không
- Uống nước cốt lá trầu không
- Chưng lá trầu không và mật ong
- Giã nát lá trầu không và gừng, sau đó chắt lấy nước cốt, pha với nước ấm để uống (cách này không nên áp dụng với trẻ nhỏ)
2/ Có nên dùng bài thuốc dân gian chữa tiêu đờm cho bé không?
Ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ để hỗ trợ giúp con nhanh phục hồi hơn. Chúng ta nên ưu tiên với các nguyên liệu quen thuộc, thường được dùng làm thực phẩm như: mật ong, đường phèn, lê, gừng, lá húng chanh, củ cải…
3/ Lưu ý chữa tiêu đờm cho trẻ theo dân gian
Khi chữa tiêu đờm cho trẻ theo dân gian, ba mẹ cũng cần lưu ý:
- Lựa chọn nguyên liệu an toàn
- Chế biến đúng cách
- Sử dụng đúng liều lượng
Nếu trẻ ho đờm kèm theo sổ mũi, ba mẹ nên chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ dễ thở, dễ chịu hơn mà còn làm giảm lượng đờm từ mũi chảy xuống cổ họng.
Mẹ có thể tham khảo nước muối ưu trương kháng viêm Nebial 3% (Italy) cho bé – Giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, cụ thể với các tình trạng như: khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi… Sản phẩm nhanh chóng loại bỏ cả những mảng nhày mũi khô cứng, hiệu quả rõ rệt từ ngay lần đầu thao tác. Đặc biệt, Nebial 3% dùng được cho bé ngay từ những ngày đầu sau sinh.
Trên đây là 19 bài thuốc dân gian tiêu đờm cho trẻ cùng hướng dẫn chi tiết và lưu ý khi áp dụng. Mong rằng ba mẹ đã lựa chọn được bài thuốc phù hợp cho bé. Hãy áp dụng sớm để hỗ trợ loại bỏ nhanh cảm giác vướng đờm khó chịu cho bé mẹ nhé!