Sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, trời lạnh… nhưng cũng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, ngay cả khi đã chú ý hơn tới sức khoẻ, thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết thì Spray-sol hy vọng rằng các thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
1/ Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi
Sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do yếu tố bên ngoài và bạn có thể kiểm soát ngay được, nhưng cũng có thể liên quan đến yếu tố bệnh lý cần điều trị.
Dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi phổ biến nhất. Theo kết quả từ Khảo sát Kiểm tra sức khoẻ và Dinh dưỡng Quốc gia 2005-2006 (NHANES), khoảng 74% chúng ta tiếp xúc với 3 – 6 chất gây dị ứng trong phòng ngủ mỗi đêm. Mỗi khi lật người, chỉnh lại chăn, gối, đuổi thú cưng ra khỏi giường… là chúng ta đang vô tình gửi những luồng gió mang theo chất gây dị ứng vào đường hô hấp của mình.
Các chất gây dị ứng thường có trong phòng ngủ như:
- Mạt bụi nhà: sự thật là dù ngôi nhà có được giữ gìn cẩn thận thế nào thì cũng khó tránh khỏi mạt bụi nhà, chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1/4 mm và không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Do đó vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, định kỳ là điều cần thiết để bạn có thể giảm thiểu tác nhân gây dị ứng này trong mức an toàn cho phép. Nếu bị dị ứng, ngủ dậy nghẹt mũi, hắt hơi hay ngứa mắt khi thức dậy quanh năm thì bạn hãy lưu ý tới nguyên nhân này nhé
- Phấn hoa: dị ứng phấn hoa thường cao nhất vào mùa xuân, mùa thu, nó khiến bạn bị sổ mũi hoặc niêm mạc mũi sưng lên gây nghẹt mũi
- Lông thú cưng
- Nấm mốc: trong phòng tắm, tầng hầm, rãnh thoát nước, thùng rác… hay bất kỳ vị trí nào ẩm ướt lâu ngày
Khói thuốc lá
Nếu tiếp xúc với khói thuốc lá vào ban ngày thì bạn có thể bị nghẹt mũi vào sáng hôm sau. Không chỉ gây các triệu chứng khó chịu tạm thời, khói thuốc lá còn làm tăng nguy cơ các bệnh mãn tính về xoang mũi.
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố thay đổi khi mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến bạn nghẹt mũi vào buổi sáng. Thống kê cho thấy, có tới 39% phụ nữ mang thai bị viêm mũi do mang thai.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là một tình trạng mãn tính khi các dịch trong dạ dày trào ngược lên cổ họng và lên mũi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan rõ ràng giữa 2 chứng bệnh này. Các triệu chứng của GERD có thể nặng hơn vào ban đêm, kết hợp cùng tư thế ngủ có thể khiến bạn dễ sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi.
Viêm xoang
Khi các xoang bị sưng lên sẽ gây nghẹt mũi. Ngoài ra người bệnh có thể bị:
- Đau, nhức và sưng quanh gò má, mắt và trán
- Giảm khứu giác
- Đau đầu
- Đau răng
- Hơi thở có mùi hôi
- Mũi có chất nhầy màu xanh lá cây, vàng
Polyp mũi
Polyp mũi là tình trạng các mô bên trong mũi phát triển bất thường, hình thành các cục u lành tính và làm gián đoạn hoạt động của các sợi lông mao nhỏ trong mũi – có chức năng vận chuyển để làm sạch chất nhầy và kháng nguyên.
Tuỳ kích thước của khối polyp mà gây triệu chứng với mức độ khác nhau. Nhìn chung, người bệnh có thể gặp phải:
- Nghẹt mũi kéo dài
- Sổ mũi thường xuyên
- Giảm khả năng ngửi kéo dài hơn 12 tuần
- Hay chảy máu cam
- Nhức đầu âm ỉ
- Ngáy
- Mất vị giác
- Đau vùng răng hàm trên
- Viêm đa xoang mãn tính
Cơ thể mất nước
Cơ thể mất nước nói chung hay khoang mũi khô nói riêng cũng là lý do khiến bạn sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi. Điều này có thể đến từ khí hậu khô lạnh hay môi trường điều hoà, độ ẩm thấp và khiến mũi, da của bạn dễ bị khô.
2/ Khi sáng ngủ dậy hay bị nghẹt mũi có nguy hiểm không?
Sáng ngủ dậy hay bị nghẹt mũi có nguy hiểm không còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này. Nhưng trước hết, bạn nên loại bỏ các lý do khách quan có thể gây nghẹt mũi, mũi dị ứng quanh năm như mạt bụi nhà, lông thú cưng… Khi tình trạng này vẫn tiếp tục, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để làm rõ nguyên nhân bệnh lý nếu có và điều trị phù hợp nhé.
3/ Các cách xử lý khi bị ngạt mũi buổi sáng mới ngủ dậy
Để khắc phục hoàn toàn tình trạng sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi, bạn nên làm rõ nguyên nhân cụ thể và loại bỏ chúng. Bên cạnh đó, một số gợi ý dưới đây có thể giúp ích cho bạn:
- Loại bỏ mạt bụi nhà bằng cách giữ vệ sinh nhà cửa, chú ý thường xuyên giặt chăn, gối, ít nhất là hàng tuần
- Giữ tối thiểu sự có mặt của các sợi vải trong phòng ngủ như hạn chế thảm, đồ nội thất bọc đệm
- Tăm cho thú cưng thường xuyên
- Hạn chế ra ngoài vào những ngày có nhiều phấn hoa
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc lá
- Dùng gối cao khi ngủ, nhất là khi bạn có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Rửa mũi với nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong mũi. Nếu mũi bị viêm thì bạn nên dùng muối ưu trương, với nồng độ muối cao, nó sẽ giúp giảm tình trạng mũi sưng viêm, làm hẹp đường thở
- Rửa tay thường xuyên
- Nên dùng máy tạo độ ẩm (hoặc để một chậu nước trong phòng) khi thời tiết khô hanh hoặc môi trường điều hoà khô kín
- Sử dụng máy lọc không khí
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ như: aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác, thuốc kháng histamin, thuốc nội tiết… hay thuốc có tác dụng làm thông mũi tại chỗ như oxymetazoline hoặc xylometazoline. Lưu ý chỉ sử dụng trong thời gian theo chỉ định của bác sĩ, vì oxymetazoline, xylometazoline dùng kéo dài có thể dẫn tới viêm mũi tái phát.
Nếu thường xuyên nghẹt mũi, khô mũi… liên quan đến thời tiết, môi trường hay viêm mũi dị ứng, bạn có thể tham khảo nhỏ mũi cùng Dung dịch ectoin sinh lý IsoNebial. Sản phẩm dùng được cho trẻ nhỏ ngay từ những ngày đầu sau sinh và người lớn cũng có thể sử dụng.
Không chỉ là nước muối sinh lý, IsoNebial bổ sung thêm Ectoin – phân tử được tổng hợp và tích luỹ bên trong sinh vật ái cực (sinh vật sống được trong các môi trường cực kỳ khắc nghiệt như sa mạc muối, sa mạc băng…) để bảo vệ các sinh vật này trước các tác động từ môi trường như nhiệt độ cao, sự mất nước, bức xạ tia UV… Ectoin giúp giữ ẩm cho mũi và ngăn cản quá trình xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố gây bệnh tại niêm mạc mũi.
IsoNebial được thiết kế dạng tép nhỏ có nắp kèm theo, bảo quản dễ dàng, có thể dùng trong vòng 2 ngày sau mở nắp nên rất tiết kiệm.
Trên đây là các nguyên nhân dẫn tới tình trạng sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi cũng như hướng xử trí phù hợp. Hãy làm rõ nguyên nhân để có thể xử lý đúng cách và nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/waking-up-with-stuffy-nose
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/waking-up-with-stuffy-nose