Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không thường khiến rất nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng với mong muốn tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho trẻ. Vậy câu trả lời là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây. Cùng xem ngay.
1/ Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không?
Giải đáp cho hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh ngủ ngáy là hoàn toàn bình thường bởi khi đó, đường hô hấp của trẻ còn nhỏ, hẹp nên bé cảm thấy khó thở khiến mẹ thường nghe thấy tiếng trẻ thở mạnh như là tiếng ngáy. Bố mẹ không cần lo lắng bởi trẻ sẽ không còn ngáy khi ngủ nữa trong tháng đầu tiên.
Đa số trẻ sơ sinh đều có biểu hiện sinh lý như vậy tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh ngáy kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại khác thì bố mẹ không nên chủ quan bỏ qua bởi có thể gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là tình huống đường thở của trẻ bị tắc.
Những ảnh hưởng không tốt khi trẻ rối loạn thở khi ngủ gây ngáy hoặc ngưng thở có thể kể đến:
– Trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình dẫn đến trẻ không ngủ đủ giấc khiến ban ngày trẻ mệt mỏi, uể oải, mệt mỏi, không hoạt bát.
– Trẻ dễ mắc một số bệnh lý như: béo phì, bệnh tim mạch, trí tuệ kém phát triển ..
Vì vậy, trong những năm tháng đầu đời, trẻ luôn cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Bất cứ khi nào thấy trẻ có những triệu chứng bất thường như: đột nhiên ngáy to, ngáy trong thời gian dài, ho, quấy khóc, trằn trọc khó ngủ … thì mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Hiện tượng ngủ ngày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ
2/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngáy là gì?
Thực tế là trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không là do nguyên nhân gây ra hiện tượng này quyết định. Để có những biện pháp xử lý tốt nhất, bố mẹ có thể tham khảo một số lý do khiến trẻ ngủ ngáy như sau:
- Do trẻ mắc cảm cúm
Cảm cúm thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi cơ thể của trẻ lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu dẫn đến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Biểu hiện của tình trạng này đó là trẻ thường xuyên quấy khóc, trẻ sơ sinh ngủ thở khò khè, có thể sốt, ho có đờm kèm theo … Lúc này khi dịch nhầy trong mũi trẻ quá nhiều sẽ cản trở quá trình hô hấp của trẻ khiến hình thành những tiếng ngáy liên tục.
- Do trẻ viêm Amidan
Trẻ viêm amidan có triệu chứng sốt cao, cổ trẻ có thể sưng lên do amidan đã bị viêm gây ra triệu chứng khó thở, thở khò khè khi trẻ đang ngủ. Khi tình trạng viêm amidan không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu oxy trong quá trình thở của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
Viêm amidan thường khiến trẻ đau rát cổ họng, quấy khóc nhiều ảnh hưởng đến đường thở gây ra hiện tượng trẻ ngáy khi ngủ
- Do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp
Những bệnh về đường hô hấp có thể được kể đến đó là nhiễm trùng đường hô hấp trên, nghẹt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng … khiến trẻ ngáy khi ngủ. Điều này rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý về môi trường xung quanh trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ có sự phát triển tốt nhất.
- Do cấu tạo mũi của trẻ
Một số trẻ do bẩm sinh đã bị lệch vẹo vách ngăn, polyp mũi sẽ gây ra hiện tượng trẻ ngủ ngáy. Không những vậy điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên bố mẹ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để giúp con có cách khắc phục tốt nhất. Ngoài ra trẻ sơ sinh ngáy còn có thể do một số đặc điểm bất thường của khuôn mặt như cằm ngắn, sức vòm miệng.
3/ Các biện pháp xử lý dành cho trẻ ngủ ngáy
Để trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không không còn là nỗi bận tâm lo lắng, các bậc phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp xử lý sau đây:
- Giữ phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát
Điều này có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ không bị dị ứng không khí, bụi bẩn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp khiến trẻ khò khè, ngủ ngáy. Mẹ nên thay ga giường thường xuyên cũng như giữ cho phòng luôn thoáng khí, sạch đẹp. Ngoài ra, sử dụng máy phun làm ẩm không khí cũng được khuyến khích sử dụng trong gia đình cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Giữ ấm phần ngực, cổ
Trong khi ngủ thì đây là những phần cần được giữ ấm bởi trẻ sẽ dễ mắc cảm cúm khi bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, không nên ủ ấm cả cơ thể mà nên mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, tránh để trẻ đổ mồ hôi và nhiễm lạnh gây ra ho sốt, cảm cúm.
- Giữ chế độ ăn hợp lý
Đối với trẻ béo phì, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý sao cho vẫn cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo trẻ không tăng cân nữa, hạn chế tinh bột, đường, chất béo và kết hợp với các bài tập rèn luyện cho trẻ sơ sinh.
- Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ
Một ách để giảm thiểu trẻ sơ sinh ngủ ngáy đó là thay đổi tư thế ngủ cho trẻ. Thông thường khi nằm thẳng khả năng ngáy sẽ cao hơn nên mẹ có thể điều chỉnh lại tư thế này sao cho trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
- Vệ sinh mũi cho trẻ
Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ nhằm loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn nhằm hỗ trợ đường thở của trẻ trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc vệ sinh mũi bởi điều này có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm hại. Duy trì từ 2-3 lần rửa mũi cho bé/ tuần.
Nebial KIT 3% được sản xuất tại Italy là giải pháp 2 trong 1 bao gồm dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% và dụng cụ xịt rửa mũi Spray Sol giúp loại bỏ nhẹ nhàng những bụi bẩn, vi khuẩn xâm hại, hỗ trợ trẻ giảm tình trạng khô mũi, sung huyết mũi, giảm nghẹt mũi, khó thở hình thành nên những tiếng ngáy ở trẻ. Sản phẩm sử dụng an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi.
Nebial KIT 3% hỗ trợ trẻ ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả
Hy vọng bài viết về trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!