Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà không hề khó. Ba mẹ cần chọn lọc mẹo trị khò khè phù hợp nhất để nhanh chấm dứt tình trạng này ở con.
Khi thở khò khè, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi vì phải gắng sức. Tiếng thở này nghe hơi giống tiếng ngay, nhưng có kèm theo tiếng rít để phân biệt. Tình trạng khò khè kéo dài sẽ gây ra những hậu quả về bệnh lý, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bé. Do vậy, việc điều trị khò khè cho trẻ càng sớm càng tốt để giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
1/ Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà
Khò khè là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ đang bị tắc nghẽn đường thở. Vị trí tắc này có thể ở mũi, họng hay ống phế quản bên trong. Để chấm dứt tình trạng thở khò khè, bằng cách nào đó, ba mẹ phải làm thông thoáng mũi và làm loãng chất nhầy bên trong cổ họng.
Dưới đây là những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà phổ biến đem lại hiệu quả cao, ba mẹ có thể tham khảo và tiến hành thực hiện.
Vệ sinh tai mũi họng
Trẻ sơ sinh bị khò khè có thể xuất phát từ nguyên nhân do dị ứng. Do vậy, việc vệ sinh tai mũi họng là một cách làm cần thiết. Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Khi nước muối chảy ra, hãy dùng khăn mềm thấm cho bé.
Chú ý không nên dùng quá số lần theo khuyến cáo và rửa mũi đúng cách để không gây tổn thương niêm mạc của con. Tham khảo cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9%:
+ Đặt trẻ nằm ngửa
+ Nhỏ nước muối 2-3 giọt mỗi bên
+ Đợi 3-5s để nước muối thấm bên trong, đỡ bé ngồi dậy để dịch nhầy chảy ra ngoài
+ Lau sạch bằng khăn mềm
Sử dụng các loại tinh dầu
Mẹ có thể dùng các loại tinh dầu như bạc hà, tràm, oải hương, khuynh diệp, quế, đinh hương… để trị khò khè cho trẻ. Cụ thể, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào giường, chăn, gối hay quần áo ở vị trí gần mũi. Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu trong nước tắm của bé để giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mùi tinh dầu và hơi nước bốc lên sẽ giúp thông thoáng đường thở và mũi bé sẽ bớt khò khè hơn.
Dùng tỏi hoặc gừng
Tỏi có chứa thành phần kháng khuẩn chống viêm có thể điều trị các vấn đề về hô hấp. Ba mẹ có thể bổ sung tỏi trong chế độ ăn của bé để tăng sức đề kháng cho con. Đồng thời, thử ép 2-3 tép tỏi rồi lấy nước cốt đem đun sôi cùng cốc sữa, sau đó cho bé uống. Đây cũng là cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tối ưu.
Đối với gừng, ba mẹ có thể dùng với một số cách sau để điều trị triệu chứng khò khè ở bé:
+ Dùng nước ép gừng, lựu, mật ong (tỷ lệ 1:1:1) cho trẻ uống 1 thìa trong 2-3 lần 1 ngày
+ Trộn 1 thìa nước ép gừng với nước lọc rồi cho trẻ uống trước khi ngủ
+ Đun sôi nước cốt ép gừng, cho bé uống và buổi sáng và tối
Dùng chanh
Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng tốt để điều trị hen suyễn ở trẻ. Nhiều ba mẹ sử dụng chanh như một mẹo trị khò khè cho trẻ sơ sinh khi chỉ cần cho bé uống nước chanh ấm. Theo đó, nước chanh ấm có tác dụng làm ấm cơ thể và làm thoáng đường thở.
Dùng hành tây/ hành ta
Mặc dù có mùi hăng, song hành tây và hành ta đều rất hữu ích trong việc kháng khuẩn và chống viêm, làm giảm chứng khò khè hiệu quả. Có thể cho con nhai trực tiếp vài miếng hành tây nhỏ. Tuy nhiên, cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà này không đơn giản vì nhiều bé không thể ăn được. Thay vào đó, ba mẹ có thể nấu hành tây/ ta vào món ăn để bé dễ ăn.
Chạy máy ẩm không khí
Máy ẩm không khí sẽ giúp trẻ bớt nghẹt mũi và thở dễ dàng hơn. Bé sẽ ngủ ngon hơn và ít bị khò khè trong căn phòng trong lành và đủ độ ẩm. Ba mẹ hãy thử đặt máy ẩm không khí trong phòng ngủ để xem tình trạng khò khè của trẻ có giảm đi không.
Dùng thảo dược thiên nhiên
Thảo dược thiên nhiên như lá hẹ, lá húng chanh, rau diếp cá… có thể trị ho, đau họng và giảm tiếng thở rít khá tốt. Với những công dụng này, dễ hiểu vì sao nó được xem là một trong những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hàng đầu theo dân gian. Tuy nhiên, cần lưu ý không áp dụng mẹo này đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi để tránh gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Cho trẻ uống nước mật ong
Mật ong cũng chữa khò khè ở trẻ sơ sinh rất tốt. Bạn có thể cho 1 thìa mật ong vào cốc nước nóng và cho bé uống ấm 3 lần mỗi ngày. Phương pháp này còn hỗ trợ bé ngủ ngon giấc vào ban đêm. Tuy nhiên, cần cẩn trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách này.
Bổ sung dinh dưỡng nhiều rau xanh và hoa quả
Chế độ ăn dinh dưỡng với nhiều trái cây tăng sức đề kháng cũng cần được ba mẹ chú ý khi nhắc đến mẹo chữa khò khè. Hãy cho bé ăn thêm các loại quả như dâu tây, đu đủ, cam, việt quất.. để con có đủ vitamin và khoáng chất chống lại chứng khò khè.
2/ Có nên áp dụng các mẹo trị khò khè cho trẻ sơ sinh không
Về cơ bản, cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà không gây ra tác hại nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và đôi khi không phù hợp với một số mẹo điều trị tại nhà. Các phương pháp liệt kê ở trên chỉ mang tính hỗ trợ làm giảm triệu chứng khò khè, mà không thể khẳng định 100% sẽ loại bỏ biểu hiện này.
Do vậy, các phụ huynh không nên quá phụ thuộc vào những giải pháp điều trị này. Khi thấy bé có biểu hiện lạ thường và chứng khò khè không hề giảm đi sau khi áp dụng mẹo, hãy đưa con đến cơ sở y tế để điều trị nhanh chóng và phù hợp. Trong quá trình áp dụng mẹo trị khò khè, ba mẹ cần thường xuyên quan sát những biến đổi và cách mà cơ thể của trẻ phản ứng.
3/ Sử dụng Nebial 3% giảm thiểu tình trạng khò khè cho bé
Để giảm thiểu tình trạng khò khè cho trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể sử dụng sản phẩm Nebial 3% với ưu điểm rửa mũi và xịt xông mũi họng cho trẻ em hiệu quả. Đây là giải pháp được cấp bằng sáng chế tại châu Âu sẽ giúp loại bỏ cặn bẩn, chất nhầy, giảm khô mũi, và giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi.
Có thể dùng Nebial 3% kết hợp với nước muối sinh lý cho bé. Theo công bố, Nebial 3% chứa các thành phần an toàn và cho phép sử dụng nhiều lần cho trẻ. Do vậy, các mẹ hãy yên tâm sử dụng cho con, và lưu ý làm theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng để có được hiệu quả tích cực nhất.
Nhìn chung, các cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà được áp dụng rộng rãi vì tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số trường hợp mà bé bị dị ứng hoặc không phù hợp với cách điều trị mẹ đang thực hiện. Trong tình huống đó, hãy thay đổi cách chữa hoặc đưa con đi khám nếu thấy cần thiết để đảm bảo tình trạng bệnh lý của bé không tồi tệ thêm.