Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng vẫn thường thấy ở trẻ sơ sinh hoặc dưới 6 tháng tuổi. Đây là lúc con rất nhạy cảm nên nhiều cha mẹ thực sự lo lắng.
Đây liệu có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm không? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây và có giải pháp chăm sóc thích hợp đối với con nhỏ có biểu hiện như vậy.
1/ Hiện tượng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng con phát ra âm thanh khò khè, đồng thời mũi khô và không có nước mũi chảy ra ngoài. Nếu không để ý kỹ, các mẹ cũng khó có thể nghe thấy âm thanh lạ này vì nó rất nhỏ. Tiếng thở này đôi khi cũng không đều, và khá giống với tiếng ngáy nhẹ.
Để phát hiện ra tiếng thở khò khè của con, các mẹ nên áp tai vào gần mũi hoặc miệng bé. Trong một số trường hợp, bác sĩ phải sử dụng ống nghe y tế mới có thể nghe thấy.
Tình trạng không có nước mũi khi thở khò khè có thể báo hiệu trẻ đang gặp phải bệnh lý nào đó, một trong số đó là bệnh viêm phổi nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng không thể ngoại trừ một số bệnh đáng lo như dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh, lao, phù phổi, phế quản…
2/ Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè nhưng không có nước mũi
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thở khò khè nhưng không có nước mũi ở trẻ em là rất đa dạng. Để phát hiện ra trẻ thở khò khè do đâu, phụ huynh phải quan sát kỹ những triệu chứng của con dù chỉ là nhỏ nhất.
– Do hen suyễn
Một trong những lý do đầu tiên gây ra tình trạng thở khò khè ở bé là hen suyễn. Trẻ có hệ hô hấp nhạy cảm với lông động vật, mùi hương… sẽ khiến không khí ở thanh quản dễ bị tắc, gây ra tiếng khàn khi thở.
– Viêm phổi, viêm phế quản
Đây là căn bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì hệ hô hấp dễ bị nhiễm trùng. Khi mắc bệnh này, dịch nhầy sẽ xuất hiện và bé thở khò khè nhưng không có nước mũi.
– Bị cảm lạnh, cúm
Trẻ thở khò khè và ho cũng có thể xuất phát từ cảm lạnh hay cúm. Một số biểu hiện ngoài lề: quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi. Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh lý này vì sức đề kháng còn yếu chưa thể thích nghi tốt.
– Trào ngược dạ dày, thực quản
Trong quá trình tiêu hóa, nếu thực ăn trào ngược gây sưng đường hô hấp, trẻ nhỏ sẽ khó có thể thở bình thường. Khi đó, bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng dễ gặp nhất.
– Hiện tượng ngạt mũi từ trong bụng mẹ
Dịch nhầy trong mũi của bé lúc trong bụng mẹ nếu chưa được làm sạch hoàn toàn có thể khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 1-8 tuần tuổi. Ở một số trường hợp, nguyên nhân còn có thể do sinh non.
– Có dị vật trong mũi
Trong quá trình vui chơi, nô đùa, không thể ngoại trừ nguy cơ con bị mắc dị vật vào mũi. Kế quả là trẻ thờ khò khè và sẽ gặp nguy hiểm nếu không được lấy dị vật ra khỏi mũi một cách nhanh chóng.
3/ Cách chữa khò khè ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
Bé thở khò khè mà không có nước mũi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm đang rình rập con yêu. Khi nắm bắt được nguyên nhân gây ra hiện tượng này, các phụ huynh cần nhanh chóng có biện pháp xử lý phù hợp sao cho an toàn và hiệu quả.
Tham khảo một số cách chữa khò khè hiệu quả cho trẻ nhỏ như sau để giúp con nhanh chóng cải thiện triệu chứng. Đây cũng là cách chăm sóc con an toàn tại nhà mà cha mẹ nên áp dụng.
– Cách 1: Rửa mũi cho bé bằng nước muối
Các mẹ nên dùng nước muối ưu trương vệ sinh mũi cho con nếu thấy bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Việc rửa mũi không chỉ giúp con hô hấp dễ dàng hơn, mà còn hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh lý mà trẻ đang mắc phải. Các mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt vào lỗ mũi con và dùng gạc thấm sạch, sau đó mát xa mũi cho con để làm loãng dịch nhầy.
Nebial 3% là một trong những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đường hô hấp hiệu quả cho bé. Dung dịch vệ sinh mũi này được đánh giá cao về độ an toàn, có tác dụng giảm nghẹt mũi, khô mũi an toàn cho con.
– Cách 2: Chia nhỏ bữa ăn, cho con bú nhiều hơn
Khi trẻ thở khò khè mà không có nước mũi, con sẽ cảm thấy khó chịu và đôi khi còn chán ăn. Do vậy, các mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để giúp con hấp thu tốt hơn. Bằng cách này, sức đề kháng của con cũng được tăng cường và sức khỏe nhanh hồi phục hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho con bú nhiều hơn vì con dễ bị khô miệng. Lý giải cho điều này, khi con khó thở đường mũi, sẽ phải dùng miệng để thở. Do vậy, miệng sẽ luôn cảm thấy bị khô.
– Cách 3: Sử dụng tinh dầu
Bôi tinh dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ cũng góp phần giúp trẻ giảm bớt tình trạng thở khò khè vì dầu có thể làm thông mũi rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha một chút tinh dầu bạc hà/ dầu tràm với nước tắm cho bé để cải thiện tình trạng khó thở ở mũi con.
– Cách 4: Massage cánh mũi
Để giúp con thở dễ dàng và giảm bớt khó chịu, các phụ huynh có thể massage cánh mũi cho bé để làm tan chất nhầy bên trong. Chú ý nhẹ nhàng để không làm con bị đau.
– Cách 5: Hút mũi cho con
Hút dịch nhầy trong mũi cũng góp phần làm thông thoáng đường thở và giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Các cha mẹ cần chú ý sử dụng dụng cụ hút mũi cẩn thận để tiệt trùng đúng cách mà không gây đau đớn cho bé.
– Cách 6: Giữ ấm vùng cổ, ngực, mũi cho bé
Trong thời điểm giao mùa hay trời bắt đầu trở lạnh, các mẹ cần mặc ấm cho con, đặc biệt cần giữ ấm khu vực cổ, ngực, mũi để tránh mắc phải bị cúm hay cảm lạnh.
– Cách 7: Sử dụng máy giữ ẩm, máy phun sương
Máy tạo độ ẩm sẽ đưa hơi ẩm vào không khí. Việc cung cấp nước cho không khí sẽ giúp nới lỏng mọi tắc nghẽn, nhờ đó, đường thở của con sẽ thoáng hơn.
– Cách 8: Bổ sung nước
Nếu con bạn thở khò khè do nhiễm trùng, điều quan trọng là phải giữ cho chúng đủ nước. Đảm bảo rằng bạn cung cấp cho con nhiều chất lỏng. Điều này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và thông mũi hiệu quả.
Một số triệu chứng không thể chờ đợi để được giải quyết. Nếu trẻ thở gấp gáp hoặc nếu da chuyển sang màu hơi xanh, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Biểu hiện này có thể chỉ ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ ngay nếu con bạn có dấu hiệu: cồn cào trong ngực, ho dữ dội, sốt cao kéo dài và mất nước.
Nhìn chung, bé thở khò khè nhưng không có nước mũi không phải là hiện tượng có thể khẳng định ngay nguy hiểm hay không. Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân và những biểu hiện trong quá trình bé mắc dấu hiệu này. Các phụ huynh nên áp dụng những biện pháp chăm sóc để con nhanh chóng cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu thấy con xuất hiện những dấu hiện lạ, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.