Tình trạng trẻ sốt nhưng vẫn ngủ ngon không phải hiếm gặp. Các con với hệ miễn dịch còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất dễ ốm bệnh, cơ thể thay đổi nhiệt độ, sổ mũi, hắt hơi… nhưng mỗi lần lại có độ nặng, nhẹ khác nhau. Vậy trong trường hợp bé sốt, đầu nóng nhưng vẫn ngủ ngoan thì ba mẹ cần làm gì?
1/ Tình trạng trẻ sốt nhưng vẫn ngủ ngon
Tình trạng trẻ sốt nhưng vẫn ngủ ngon thì ba mẹ không cần lo lắng quá. Bởi sốt không phải là bệnh, mà là dấu hiệu cho thấy miễn dịch của bé đang hoạt động để chống lại vi khuẩn, virus… xâm nhập. Thực tế của việc dùng thuốc hạ sốt là để giảm triệu chứng khó chịu cho bé và giúp ba mẹ có cảm giác yên tâm hơn chứ không phải để chữa bệnh.
2/ Khi ngủ trẻ bị sốt có nên đánh thức không
Khi thấy trẻ sốt nhưng vẫn ngủ ngon thì ba mẹ nên tiếp tục để bé ngủ. Thay vì việc đánh thức bé, ba mẹ nên kiểm tra lại không gian ngủ cho bé đã thông thoáng, nhiệt độ phù hợp hay chưa. Nhưng cũng cần quan sát trẻ kỹ để tránh việc nhầm lẫn giữa việc trẻ sốt cao mà vẫn ngủ ngon với việc ngủ li bì, mê mệt.
3/ Cách chăm sóc cho bé bị sốt
Trong trường hợp trẻ trẻ sốt cao 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon, bạn hãy kiểm tra ngay nhiệt độ của bé bằng cách dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử kẹp nách hay đặt vào hậu môn. Có 3 mức độ sốt như sau:
- Sốt nhẹ (37.5 – 38 độ C): cởi thoáng quần áo, cho trẻ uống nhiều nước. Sau khoảng 30 – 60 phút kiểm tra lại nhiệt độ một lần.
- Sốt vừa (38 – 38,5 độ C): cởi thoáng quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu được nên cho trẻ bù nước bằng Oresol. Với trẻ có tiền sử co giật hoặc tỏ vẻ mệt mỏi, bứt rứt… thì ba mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt, với thành phần là paracetamol (efferagan, hapacol, panadol, cobifen…) phổ biến và an toàn nhất, với liều trung bình là 15mg/kg/lần, cách 4 giờ có thể dùng lại. Chườm nóng, lau người với nước ấm cho trẻ 5 – 10 phút.
- Sốt cao (> 38.5 độ C): cởi thoáng áo quần, tiếp tục cho trẻ uống nhiều nước và uống thuốc hạ sốt như trên. Sau 30 phút nếu thấy bé không hạ sốt, hãy pha nước ấm lau người cho con khoảng 15 phút. Nếu cơn sốt vẫn không giảm, hãy cho trẻ đến ngay bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Cha mẹ cũng cần lưu ý chườm nóng cho trẻ thay vì chườm mát để hạ nhiệt độ cho trẻ cách tự nhiên. Chườm nóng sẽ giúp các lỗ chân lông giãn nở và cơ thể con thoát nhiệt đóng ra ngoài dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cha mẹ hãy tích cực bù nước cho trẻ khi con bị sốt. Có thể trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, không thấy đói nên đừng ép bé ăn quá. Nhưng hãy đảm bảo con luôn đủ nước bằng các bù nước thường xuyên (sữa mẹ, sữa công thức, nước lọc, nước oresol, nước cháo muối, nước dừa, súp…).
Lưu ý:
- Nhiệt độ cơ thể = số hiển thị trên nhiệt kế khi lấy tại hậu môn = số hiển thị trên nhiệt kế khi lấy tại nách + 0,5.
- Không sử dụng ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra bàn tay, chân, toàn thân trẻ xem có nốt phát ban nào không. Nếu xuất hiện bất kỳ vết ban đỏ nào, bạn cũng nên đưa trẻ đi khám ngay nhé,
- Nếu trẻ co giật, cha mẹ hãy bình tĩnh vì đa số co giật do sốt ở trẻ là lành tính và cũng rất hiếm trường hợp trẻ cắn vào lưỡi do sốt cao.
- Nếu trẻ có co giật kèm rối loạn tinh thần như: kích thích nhiều hay ngủ gà, li bì, phát ban trên người thì dù sốt nhẹ bạn cũng cần cho trẻ đi khám bác sĩ.
Nhiệt độ cao không đồng nghĩa với việc bé bị bệnh nặng. Khi bé sốt nhưng vẫn ngủ ngon ban đêm, hay vẫn tươi tỉnh, vui chơi bình thường ban ngày thì ba mẹ không nên lo lắng quá và chưa cần dùng thuốc hạ sốt ngay. Tuy nhiên, nếu trẻ < 3 tháng tuổi và nhiệt độ > 38 độ C, mặc dù vẫn ngủ ngon, bú tốt, vui vẻ hoặc trẻ có sẵn các bệnh lý tim, phổi, thần kinh… thì cần lập tức đưa bé đến bác sĩ.
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, liên tục học hỏi và chiến đấu để ghi nhớ cách xử lý khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Do đó mà việc trẻ bị cảm cúm, sổ mũi, sốt… là điều không thể tránh khỏi. Để hỗ trợ hệ miễn dịch của con tốt hơn, ba mẹ có thể bổ sung thêm cho bé siro tăng đề kháng Difesa đến từ Italy.
Difesa có thành phần từ các loại thảo dược: keo ong, cúc tím, tầm xuân Châu Âu và kẽm gluconate, giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và hoạt tính kháng sinh tự nhiên, đem tác động bảo vệ toàn diện cho trẻ trên cả 3 giai đoạn:
- Phòng thủ: tăng cường các yếu tố bảo vệ để ngăn chặn vi khuẩn, virus… xâm nhập.
- Tấn công: tăng cường các yếu tố tấn công để chiến đấu và loại bỏ tác nhân gây hại khi chúng đã xâm nhập vào bên trong và gây hại cho cơ thể.
- Phục hồi: hỗ trợ trẻ chóng bình phục sau các giai đoạn ốm bệnh.
Trên đây là các chia sẻ về tình trạng trẻ sốt nhưng vẫn ngủ ngon. Hy vọng ba mẹ đã có thêm cho mình những kiến thức chăm con thật hữu ích.