Tình trạng trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường, ngoại trừ việc sốt thì con vẫn ăn, ngủ và chơi tốt. Vậy điều này có sao không và nó có tiến triển nặng thêm? Dưới đây là 4 điều mà cha mẹ cần biết về tình trạng này ở con.
1/ Khi trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường có sao không?
Trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường có sao không thì cần căn cứ trên các triệu chứng kèm theo của con. Vì sốt thực tế không phải là bệnh mà là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể con đang chiến đấu để chống lại tác nhân lạ xâm nhập nào đó.
Trong Y khoa, trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ cơ thể > 38 độ C. Nhiệt độ đo ở hậu môn là chính xác nhất, và nhiệt độ đo ở nách cần cộng thêm 0,5 độ C để ra nhiệt độ chính xác của cơ thể. Việc ước đoán nhiệt độ của bé qua làn da là không chính xác vì phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của người cảm nhận. Do đó ngay khi cảm thấy bé bị sốt, ba mẹ vẫn cần cặp nhiệt độ cho bé nhé.
Và nhiệt độ cao thì không đồng nghĩa với việc bé bị bệnh nặng mà bạn hãy lưu ý tới các biểu hiện của bé trong cơn sốt. Sẽ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Trẻ < 3 tháng tuổi
- Trẻ có sẵn các bệnh lý như tim, phổi, thần kinh.
- Trẻ có các biểu hiện: khó thở, môi tím, quấy khóc, đau đầu hay đau bụng dữ dội, cổ cứng, có phát ban hoặc các vết thâm trên da, không thể uống được…
Nếu trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường và không có các dấu hiệu kể trên thì ba mẹ không cần lo lắng quá nhé.
2/ Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt như:
Do virus
- Sốt xuất huyết: trẻ sốt cao liên tục 2 – 6 ngày, sau đó xuất hiện mảng xuất huyết dưới da rồi khỏi dần.
- Virus cúm: trẻ bị sốt, tắc nghẹt mũi, liên tục hắt hơi, chảy nước mũi và có thể ho kèm theo…
- Virus sởi: sốt cao liên tục, ho nhiều, mắt đỏ, chảy nước mũi.
- Virus tay chân miệng: trẻ sốt, xuất hiện các nốt phồng rộp ở bàn tay, bàn chân, quanh miệng và trong miệng. trẻ bỏ ăn, mệt mỏi, quấy khóc…
- Virus thủy đậu: trẻ sốt nhẹ, đau đầu…
Do vi khuẩn
- Viêm họng: trẻ có thể sốt cao tới 39 – 40 độ kèm đau rát họng, đau khi nuốt, khản tiếng, mệt mỏi.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: trẻ sốt cao, ho có đờm, khó thở, thậm chí là ho ra máu và đau ngực…
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: trẻ sốt kèm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi và có màu lạ, đau vùng thắt lưng…
- Sốt phát ban: trẻ sốt kèm theo triệu chứng nổi nốt đỏ li ti khắp người rồi tự khỏi theo thứ tự đã xuất hiện.
- Nhiễm trùng gan – mật: trẻ sốt kèm theo vàng da, vàng mắt, đau tức phần gan mật…
- Nhiễm khuẩn não – màng não: trẻ sốt cao kèm đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, nặng hơn có thể là co giật, li bì, hôn mê. Trẻ dưới 6 tháng có dấu hiệu thóp phồng…
- Viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu…
Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt sau tiêm chủng với các mũi tiêm nặng.
3/ Lưu ý khi bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường
Sốt có thể là dấu hiệu ban đầu của một bệnh nào đó, nhưng nếu con có một hệ miễn dịch tốt và tác nhân gây bệnh không quá mạnh thì bé có thể vẫn vui chơi, ăn uống bình thường và tự khỏi trong một vài ngày sau đó.
4/ Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ bị sốt
Chăm sóc trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường thế nào sẽ phụ thuộc nhiệt độ cơ thể của con:
- Sốt nhẹ (37.5 – 38 độ C): cởi thoáng áo quần, cho trẻ uống nhiều nước và mỗi 30p – 1h sau kiểm tra lại nhiệt độ.
- Sốt vừa (38 – 38,5 độ C): cởi thoáng quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu được nên bù nước bằng Oresol. Với trẻ có tiền sử co giật hoặc trẻ mệt mỏi, bứt rứt… ba mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol (efferagan, hapacol, panadol, cobifen…) phổ biến và an toàn nhất, với liều trung bình là 15mg/kg/lần, cách 4 giờ có thể dùng lại. Kết hợp chườm nóng, lau người với nước ấm cho trẻ 5 – 10 phút.
- Sốt cao (> 38.5 độ C): cởi thoáng áo quần, tiếp tục cho trẻ uống nhiều nước và uống thuốc hạ sốt như khi sốt vừa. Sau 30 phút nếu thấy bé không hạ sốt thì pha nước ấm lau người cho con khoảng 15 phút. Nếu cơn sốt vẫn không giảm, ba mẹ cần cho trẻ đến ngay bác sĩ.
Bên cạnh đó, mẹ hãy kiểm tra bàn tay, bàn chân cũng như toàn thân bé để phát hiện kịp thời các vết phát ban đỏ. Hay nếu trẻ có co giật, rối loạn tinh thần như kích thích nhiều hay ngủ gà, li bì thì dù sốt nhẹ bạn cũng cần cho trẻ đi khám bác sĩ. Nếu trẻ co giật thì ba mẹ cũng hay bình tình vì đa số co giật do sốt ở trẻ là lành tính và rất hiếm trường hợp bé cắn vào lưỡi.
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất dễ bị ốm bệnh, do đó ba mẹ hãy chủ động tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé với các loại thảo dược như keo ong, cúc tím, tầm xuân Châu Âu… trong siro tăng đề kháng Difesa.
Difesa là hàng nội địa Italy 100%. Sản phẩm giúp bảo vệ và hỗ trợ bé trên cả 3 giai đoạn miễn dịch toàn diện:
- Phòng thủ: tăng cường các yếu tố bảo vệ để ngăn chặn vi khuẩn, virus… xâm nhập.
- Tấn công: tăng cường các yếu tố tấn công để chiến đấu và loại bỏ tác nhân gây hại khi chúng đã xâm nhập vào bên trong và gây hại cho cơ thể.
- Phục hồi: hỗ trợ trẻ chóng bình phục sau các giai đoạn ốm bệnh.
Hy vọng qua các chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ và biết cách xử lý khi trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Chúc bé và gia đình sức khỏe!