Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ luôn khiến các mẹ cảm thấy lo lắng nếu tình trạng này kéo dài và có diễn biến trở nên nặng hơn. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến tình trạng này? Có nguy hiểm gì không? Cách xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ
Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ có thể nghe thấy tiếng thở khò khè nhẹ hoặc lớn khi áp tai vào mũi trẻ lúc trẻ bú mẹ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ, mẹ có thể tham khảo các lý do gây ra tình trạng này như sau:
– Do trẻ bị dị ứng: điều này thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại khiến cơ thể trẻ chưa thể thích nghi được gây những ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ khiến trẻ có dấu hiệu khò khè khi bú mẹ. Kèm theo hiện tượng khò khè này, trẻ sẽ có những dấu hiệu như: hắt hơi nhiều, ho, quấy khóc …
– Do bệnh lý về đường hô hấp: trẻ có vấn đề về đường hô hấp sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng… Đặc biệt, khi trẻ bị hen suyễn, đường thở của trẻ trở nên nhạy cảm, dễ dàng bị kích thích khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi thời tiết thay đổi, tác nhân bên ngoài như khói bụi, mùi thuốc lá,…
Những bệnh lý này khi không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn, đôi khi là mạn tính, không thể chữa trị gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Lý do dẫn đến trẻ sơ sinh khò khè khi bú mẹ có thể là do ảnh hưởng của bệnh hô hấp của trẻ
– Do trào ngược thực quản: đây là hiện tượng axit cùng dịch dạ dày trào lên thực quản được biết đến như nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, sưng viêm làm thu hẹp đường dẫn khí quản khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ. Sở dĩ xảy ra tình trạng này có thể do trẻ ăn quá no hoặc ăn vào ban đêm khiến hệ tiêu hóa của trẻ không được hoạt động đúng cách.
– Do còn dịch nhày ở mũi: là hiện tượng xảy ra phổ biến đối với trẻ từ 8 tuần tuổi trở xuống bởi đây là những chất nhày còn sót lại và chưa được làm sạch sau khi trẻ chào đời. Mẹ cần chú ý làm sạch cho trẻ để giúp trẻ dễ thở, hạn chế tình trạng hay khò khè khi bú.
– Do cấu tạo mũi của trẻ: đối với một số trẻ bị mềm sụn thanh quản, có các mạch máu lớn gây ra tình trạng chèn ép đường thở cũng sẽ khiến trẻ hô hấp không được bình thường, hay phát ra những tiếng khò khè. Mẹ cần chú ý tình trạng này đối với những trẻ mắc tim bẩm sinh kèm theo các dấu hiệu như: thở nhanh, thở gấp, tim đập nhanh.
2/ Trẻ thở khò khè khi bú có sao không?
Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ có sao không sẽ tùy thuộc vào những nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Đối với những trường hợp dị ứng hay còn dịch nhày ở mũi thì bố mẹ không nên quá lo lắng bởi chỉ cần vệ sinh mũi đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng thở khò khè khi bú mẹ này. Một số trường hợp là do trẻ đang bú sữa mẹ và tiếp tục ngủ dẫn đến sữa còn đọng lại ở cổ khiến bé thở khò khè. Hiện tượng này sẽ kết thúc khi trẻ nuốt ngược sữa vào trong nên đây là hiện tượng hết sức bình thường trong quá trình bú mẹ của trẻ.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh về đường hô hấp nguy hiểm mà mẹ không thể bỏ qua như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp… Khi thấy trẻ quấy khóc, thở khò khè khi bú, ho nhiều kèm theo sốt cao, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra để quyết định rằng trẻ thở khò khè khi bú mẹ có sao không
3/ Cách xử lý tình trạng thở khò khè khi bú mẹ cho bé
Khi thấy trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ, mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn:
- Thay đổi tư thế bú cho trẻ
Việc thay đổi tư thế bú cho trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bú mẹ ở trẻ. Mẹ nên để đầu trẻ cao và nghiêng vào bên trong để giúp trẻ dễ dàng bú mẹ hơn, đặc biệt tạo điều kiện tốt nhất giúp trẻ nuốt toàn bộ sữa đã bú được, tránh trường hợp sữa còn đọng lại khiến trẻ thở khò khè và nguy hiểm hơn khi trẻ trớ ngược trở lại.
Mẹ cần chú ý không để đầu trẻ thấp hơn dạ dày của trẻ bởi sẽ khiến trẻ dễ dàng nôn trớ, khó khăn trong việc tiêu hóa.
- Chế độ bú của trẻ
Khi trẻ khò khè khi bú me, mẹ nên tăng lượng sữa cho trẻ bú hàng ngày lên bởi sữa mẹ vừa là nguồn dưỡng chất vô cùng tuyệt vời và vừa giúp trẻ làm loãng các dịch nhầy, hỗ trợ hệ hô hấp của trẻ thoải mái và dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ có thể chia nhỏ số lần bú của trẻ để trẻ dễ dàng hấp thụ sữa, tránh trường hợp trẻ khò khè dẫn đến chán ăn, bỏ bú.
- Cho trẻ nghỉ ngơi
Trong lúc khò khè khó thở, trẻ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Việc mẹ cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, yên tĩnh, tránh tiếng ồn cũng giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh chóng chấm dứt tình trạng này hơn.
Mẹ nên thay ga giường thường xuyên, vệ sinh phòng, tránh bụi bẩn, mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Vệ sinh mũi cho trẻ
Việc vệ sinh mũi, rửa mũi giúp trẻ loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn trong khoang mũi được biết đến như nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè khi bú mẹ của trẻ. Nebial KIT 3% là giải pháp 2 trong 1 bao gồm 20 ống nước muối dung dịch ưu trương Nebial 3% và 1 thiết bị xịt xông mũi Buona Spray-sol có tác dụng rửa mũi, vệ sinh mũi bằng cách làm loãng các dịch nhầy, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn ở mọi ngóc ngách trong khoang mũi giúp trẻ dễ thở hơn. Quá trình làm sạch mũi này sẽ hỗ trợ trẻ có đường thở thông thoáng, ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, nghẹt mũi…
Nebial 3% KIT có thể sử dụng để vệ sinh mũi hiệu quả cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện
Nếu trường hợp bé bú mẹ bị khò khè kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng như ho, sốt cao, quấy khóc, trẻ bỏ bú … thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Mẹ nên tránh tự ý cho trẻ uống thuốc bởi điều này có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
Mong rằng bài viết trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ đã giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ nhỏ hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!