Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết là câu hỏi mà nhiều cha mẹ quan tâm vì triệu chứng nghẹt mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
Tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là vấn đề mà hầu như mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải. Trẻ nhỏ có hệ hô hấp còn yếu và sức đề kháng chưa hoàn thiện, do đó dễ mắc những triệu chứng như nghẹt mũi và sổ mũi.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời, con có thể bị viêm hô hấp và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, các phụ huynh cần hiểu rõ tình trạng nghẹt mũi ở con để có cách xử lý hiệu quả và an toàn.
1/ Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Rất khó để nhận định trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Bởi lẽ điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình như: nguyên nhân của triệu chứng, thể trạng của bé và cách chăm sóc của mẹ.
Thông thường, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu ngày sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần nếu không có dấu hiệu bệnh lý và kích ứng. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian còn phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc của bậc cha mẹ.
Khi phát hiện tình trạng nghẹt mũi ở bé kéo dài có thêm biểu hiện ho hay sốt, bạn nên đưa trẻ đi thăm khám sớm. Trong trường hợp này, nhiều khả năng bé có thể bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm phù nề, viễm mũi dị ứng… Đáng nói hơn, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ còn trở nên chậm chạp và nguy cơ biến dạng khuôn mặt tăng cao.
2/ Tại sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không khỏi
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi bao lâu thì hết phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Có nhiều nguyên do khiến trẻ bị nghẹt mũi và dưới đây là những yếu tố phổ biến nhất.
– Do cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị ngạt mũi. Sâu xa hơn, đó là do điều kiện thời tiết thay đổi hay bị nhiễm virus. Khi nhiệt độ đột ngột chuyển lạnh hoặc nóng, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là chuyện bình thường dễ xảy ra. Vì cơ thể con chưa hoàn thiện và rất khó thích ứng tốt trước điều kiện thay đổi, nên cơ thể buộc phải phản ứng nhằm thích nghi với môi trường đó.
Đi kèm với nghẹt mũi và khó thở do cảm lạnh, trẻ cũng có thể gặp thêm một số triệu chứng như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, đau bụng…
– Ngạt mũi sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu ngày có thể do nước nhầy bào thai chưa được hút triệt để ra khỏi đường hô hấp. Ở trường hợp này, trẻ chỉ bị nghẹt mũi và không kèm theo các dấu hiệu khác.
– Bé có dị vật trong mũi
Nếu trẻ có dị vật trong mũi, con có thể bị nghẹt đường thở, đau rát và thậm chí chảy máu mũi. Nguyên nhân này thường không dễ phát hiện nhưng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
– Bé bị nghẹt mũi do dị ứng
Trẻ có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ bị nghẹt mũi nếu tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Ví dụ, một số tác nhân như phấn hoa, không khí, lông thú, bụi bẩn… sẽ dễ khiến trẻ bị ngạt mũi vì dị ứng.
– Trẻ ngạt mũi do không khí khô
Trẻ bị ngạt mũi lâu không khỏi cũng có thể do thói quen dùng máy lạnh/ máy sửa trong nhà. Việc lạm dụng này khiến độ ẩm không khí giảm đi. Lúc này, niêm mạc mũi sẽ tiết ra chất nhầy để giữ ẩm khoang mũi, nhưng nếu tiết quá nhiều sẽ dẫn đếm viêm mô mũi.
– Cha mẹ lạm dụng dung dịch rửa mũi
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu ngày có thể chữa trị bằng dung dịch rửa mũi. Tuy nhiên, nếu các cha mẹ lạm dụng chúng thường xuyên có thể khiến con gặp phải tác dụng phụ. Một trong số đó là tình trạng nghẹt mũi của con yêu sẽ càng lâu không khỏi.
Như vậy, tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân, cha mẹ sẽ xác định được trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Phụ huynh cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý và đúng cách để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.
3/ Cách xử lý nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thì đâu là cách chăm sóc của cha mẹ hợp lý và hiệu quả? Tất cả chúng ta đều mong muốn con càng sớm khỏi bệnh càng tốt. Do vậy, điều mà các cha mẹ nên làm là tập trung cao độ thực hiện biện pháp chăm sóc phù hợp để xử lý nghẹt mũi triệt để ở bé.
– Giữ ấm và cho trẻ bú thường xuyên
Ủ ấm cho trẻ để con không bị lạnh, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi. Không những vậy, để đảm bảo năng lượng giúp con tăng sức đề kháng, các mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần trong ngày hơn.
– Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương
Bí kíp chữa tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phổ biến hiện nay chính là dùng dung dịch nước muối. Nước muối sinh lý có thể làm tan dịch nhầy và loại bỏ vi khuẩn trong niêm mạc mũi.
Hãy nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi để giúp con dễ chịu và thở dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào tình trạng của con mà phụ huynh có thể áp dụng biện pháp này 3-4 lần trong ngày.
Một trong những loại dung dịch hỗ trợ rửa mũi và trị nghẹt mũi hiệu quả không thể thể thiếu là nước muối ưu trương Nebial 3%. Đây là giải pháp không kháng sinh, có thể sử dụng an toàn cho các tình trạng ngạt mũi, sổ mũi hay khô mũi. Các phụ huynh có thể tham khảo và sử dụng để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.
– Hút dịch mũi
Việc lấy dịch mũi ra ngoài là rất quan trọng để làm sạch lỗ mũi trẻ, qua đó giúp con nhanh khỏi bệnh hơn. Các mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý làm ẩm bông tăm rồi cẩn thận lấy sạch gỉ mũi ra ngoài.
– Chườm nước nóng lên tai
Các mẹ hãy lấy một chiếc khăn thấm vào nước nóng rồi chườm lên hai tai bé khoảng 10-15 phút trước khi con đi ngủ. Cách này sẽ giúp điều tiết máu ở mũi và cải thiện tình trạng trẻ bị nghẹt mũi hiệu quả.
– Thoa dầu vào lòng bàn chân
Để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng nghẹt mũi, các mẹ có thể thoa dầu vào lòng bàn chân của con trong vòng 1 phút. Bạn có thể dùng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp. Biện pháp này sẽ giúp ủ ấm chân bé và giảm ngạt mũi đáng kể.
– Chữa nghẹt mũi bằng tỏi
Bạn hãy bóc sạch tỏi rồi giã, lấy phần nước cốt. Sau đó, hòa nước cốt với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng tăm bông thấm vào dung dịch rồi nhét vào mũi trẻ trong khoảng 10 phút.
– Xông hơi với tinh dầu
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi bao lâu thì hết, nếu muốn nhanh chóng, các mẹ cũng có thể áp dụng giải pháp xông hơi với tinh dầu. Có thể dùng tinh dầu bạc hà, dầu tràm hay tỏi.
Hãy nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào nước ấm rồi để trẻ hít thở. Có thể thực hiện cách này 2 lần/ ngày và buổi sáng và tối. Đây là cách cải thiện hiện tượng nghẹt mũi rất tốt, chú ý không để nước quá sát mũi để tránh gây bỏng.
– Massage cánh mũi
Một liệu pháp an toàn khác để trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là massage cánh mũi cho con. Dùng ngón tay trỏ day day nhẹ hai bên cánh mũi trong 1-2 phút để dịch nhầy nhanh loãng. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho làn da non nớt của bé.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết phụ thuộc lớn vào cách chữa trị hợp lý của cha mẹ. Cơ thể con nhạy cảm, nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng. Do đó, việc chăm sóc trẻ càng tốt sẽ càng rút ngắn thời gian con bị nghẹt mũi và ngăn ngừa nguy cơ mắc những biểu hiện nghiêm trọng hơn. Hãy cố gắng cho trẻ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý và vệ sinh thân thể đúng cách để giảm khả năng bị nghẹt mũi, khó thở cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.