Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh không? Liệu uống thêm kháng sinh có giúp con giảm bớt triệu chứng và nhanh khỏi hơn?… Spray-sol sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh không?
Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh không thì câu trả lời là KHÔNG mẹ nhé. Vì kháng sinh không giúp con nhanh khỏi bệnh hơn, không giúp điều trị bệnh, ngược lại còn để lại những tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hoá, tăng kháng kháng sinh… Chỉ trừ một số ít trường hợp qua thăm khám trực tiếp, các bác sĩ có thể chỉ định thêm kháng sinh khi thấy nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ.
Trẻ sổ mũi không nên uống kháng sinh là vì phần lớn tình trạng sổ mũi, cảm cúm của trẻ là do virus hay thay đổi thời tiết, dị ứng, trời lạnh khô hanh… Trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn.
Sau 2 – 3 ngày, dịch mũi có thể chuyển từ trắng trong sang xanh lục, vàng. Nhưng điều này là bình thường và cũng không phải dấu hiệu nhiễm trùng để cần dùng tới kháng sinh.
Sổ mũi thường tự khỏi. Thay vì dùng kháng sinh là không cần thiết và để lại nhiều tác dụng phụ, có nhiều giải pháp không kháng sinh hiệu quả và an toàn sẽ giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
2/ Những cách trị sổ mũi cho bé không dùng kháng sinh
Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh không thì câu trả lời đã rõ ràng. Mà thay vào đó, chúng ta có nhiều cách trị sổ mũi tốt và an toàn cho trẻ:
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn để làm loãng đờm nhầy, đồng thời giúp trẻ bớt khó chịu khi sốt
- Rửa mũi cho trẻ với nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương 3% để giúp trẻ dễ thở và ngăn ngừa dịch nhầy ứ đọng gây viêm. Khi bé có nhiều dịch mũi, sổ mũi nặng hay dịch nhầy đặc, nên ưu tiên sử dụng nước muối ưu trương để làm sạch mũi cho bé tốt hơn
- Sử dụng Otrivin trong trường hợp nghẹt mũi nặng để làm thông mũi nhanh cho bé. Lưu ý không sử dụng quá 5 ngày vì có thể gây ra phản ứng ngược làm màng mũi sưng, dày hơn và tình trạng sung huyết, nghẹt mũi nặng hơn
- Sử dụng thuốc hạ sốt: khi trẻ sốt >= 38,5 độ C hoặc khi con cảm thấy mệt mỏi, khó chịu
- Thuốc ho: chỉ sử dụng khi có đơn kê từ bác sĩ
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt thêm một chậu nước trong phòng khi trời khô hanh
- Tránh để trẻ tiếp xúc với chó, mèo nếu con nhạy cảm với lông động vật
- Nên cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay đến nơi đông người
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt mà trẻ dễ tiếp xúc như bàn, mặt bàn, đồ chơi, tay nắm cửa và đồ đạc trong phòng tắm
- Vứt khăn giấy đã sử dụng cẩn thận sau khi xì mũi hoặc lau mũi
Sổ mũi thường tự khỏi được. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp một trong các tình trạng dưới đây thì ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ:
- Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày và không có cải thiện
- Các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bất thường: khó thở, thở nhanh, mất nước, sốt kéo dài hơn 4 ngày, sốt hoặc ho đã cải thiện nhưng sau đó quay trở lại hoặc trầm trọng hơn…
- Dịch mũi chỉ chảy ra một bên và có mùi hôi, có máu hoặc màu xanh… hoặc có lý do khác khiến bạn nghi ngờ có dị vật mắc trong mũi trẻ
Mẹ có thể tham khảo nhỏ, rửa mũi cho bé với Dung dịch muối ưu trương Nebial 3%, được đánh giá là giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ, trên cụ thể với các tình trạng như:
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi…
- Nhanh chóng loại bỏ cả những mảng nhày mũi khô cứng. Hiệu quả rõ rệt từ ngay lần đầu thao tác
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có nắp nhỏ kèm theo
Dung dịch muối ưu trương Nebial 3% kết hợp giữa muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm, giúp bé rửa mũi sạch nhanh, hiệu quả mà không bị cay hay xót rát. Thời gian sử dụng liên tục tới 30 ngày.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh không, đặc biệt là biết cách trị sổ mũi đúng cách cho trẻ và không cần dùng tới kháng sinh. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp tới Facebook/ Zalo Buona nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17660-runny-nose
- https://www.cdc.gov/antibiotic-use/colds.html