Trẻ em bị khó thở là bệnh gì? Đây là câu hỏi không dễ để khẳng định ngay vì khó thở có thể do nhiều loại bệnh lý khác nhau. Đây là vấn đề liên quan đến đường hô hấp thường gặp ở con nhỏ khiến nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng.
Việc phát hiện và chủ động phòng bệnh tốt cho trẻ là rất cần thiết vì công tác điều trị sẽ trở nên khó khăn nếu bé ở trong tình trạng bệnh rất nặng.
Vậy có thể chuẩn đoán trẻ em bị khó thở là bệnh gì và các phụ huynh nên chăm sóc con ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây.
1/ Trẻ em bị khó thở là bệnh gì?
Trẻ em bị khó thở là bệnh có thể liên quan đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, điển hình như viêm đường hô hấp. Ở một số trường hợp, trẻ có thể bị bệnh ho gà dẫn tới sưng khí quản hay bệnh viêm phế quản gây viêm lớp niêm mạc các ống phế quản cùng ống mang không khí trao đổi với phổi.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị khó thở cũng có thể do viêm phổi. Đây là một loại bệnh nhiễm trùng phổi do mủ và chất dịch ở các phế nang, có thể làm hỏng mô phổi nếu không điều trị kịp thời.
Hen suyễn cũng là một loại bệnh mà trẻ em bị ngạt mũi khó thở mắc phải. Loại bệnh phổi mãn tính này gây sưng tấy nhiều bộ phận thuộc đường hô hấp của bé. Trẻ mắc hen suyễn có triệu chứng tim đập nhanh, móng tay chuyển màu xanh, ngực co thắt ngay cả khi ngồi thẳng…
Để chẩn đoán trẻ bị khó thở đang ở cấp độ bệnh nặng hay nhẹ, người ta dựa trên 3 mức độ dưới đây.
+ Mức độ 1: Trẻ bị khàn tiếng khi nói, khóc, ho, tiếng rít nhẹ. Trẻ vẫn ham chơi, chưa quấy khóc nhiều.
+ Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, tiếng ho ông ổng, tiếng rít rõ. Bé ở trong tình trạng vật vã, lo sợ, mệt mỏi
+ Mức độ 3: Trẻ mất tiếng hoàn toàn, khóc không thành tiếng, có biểu hiện khó thở dữ dội, cơ thể bị tím tái. Toàn thân vã mồ hôi, chân tay lờ đờ, hôn mê…
2/ Dấu hiệu khi trẻ bị khó thở
Để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, các mẹ cần hiểu rõ trẻ bị khó thở là bệnh gì, đi từ nguyên nhân đến triệu chứng của con. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản cho thấy trẻ đang gặp vấn đề khó thở.
Thở nhanh/ khó thở
Các mẹ có thể đếm nhịp thở để phát hiện triệu chứng thở nhanh ở trẻ bị khó thở. Nhìn lồng ngực di động của trẻ và bắt đầu đếm nhịp dựa trên quan sát.
Thông thường, sự hít và thở ra được tính là một nhịp thở. Chú ý, nên đếm khi còn nằm yên, không ở trong tình trạng quấy khóc và sợ hãi.
Theo tính toán, trẻ có triệu chứng thở nhanh sẽ có số nhịp thở như sau, tùy thuộc vào từng độ tuổi:
+ Trẻ từ 0-12 tháng tuổi: Từ 60 nhịp thở/ phút
+ Trẻ từ 2-12 tháng tuổi: Từ 50 nhịp thở/ phút
+ Trẻ từ 1-5 tuổi: Từ 40 nhịp thở/ phút
Tiếng thở rít
Thở rít được đề cập như tiếng thở thô ráp khi trẻ hít vào. Thông thường, tiếng thở rít xảy ra khi con bị nhiễm virus, cúm, sởi, bệnh bạch hầu, hay viêm thanh quản… làm cản trở thông khí đến phổi và do đó trẻ bị khó thở.
Ngoài ra, dấu hiệu này còn có liên quan tới trường hợp trẻ bị dị vật tắc ở đường thở hoặc dị tật bẩm sinh.
Thở khò khè
Khi có hiện tượng co thắt và tắc nghẽn phế quản nhỏ, trẻ thường phát ra tiếng thở khò khè. Tiếng thở này nghe êm dịu hơn thở rít và được nhận biết khi trẻ thở ra.
Tiếng thở khò khè thường thấy trong cơn hen suyễn, viêm tiểu phế quản… Phụ huynh có thể ghé sát miệng trẻ để nghe, đồng thời quan sát nhịp thở để phát hiện tình trạng trẻ bị khó thở.
Rút lõm lồng ngực
Rút lõm lồng ngực cũng là một trong những dấu hiệu cơ bản cho thấy bé đang bị khó thở. Nếu con có biểu hiện này, các mẹ sẽ thấy phần dưới lồng ngực (ranh giới giữa ngực và bụng) bị lõm khi trẻ hít vào.
Để nhận biết được dấu hiệu này, các mẹ hãy vén áo trẻ lên và quan sát toàn bộ lồng ngực của trẻ để xác định chi tiết bị lõm. Thực tế, trẻ dưới 2 tháng tuổi thường có dấu hiệu rút lõm lồng ngực nhẹ vì thành ngực còn mềm, nếu thấy lõm sâu, nghĩa là con đang ở mức độ nặng.
Như vậy, trẻ bị khó thở thường có dấu hiệu thở chậm, hít thở khó, xuất hiện cơn co thắt nhất là rút lõm lồng ngực… Kèm theo đó, trẻ cũng có thể bị khàn tiếng, mất tiếng khi ho và khóc, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, hay da/ môi/ móng tay chuyển sang màu xanh da trời.
3/ Bé bị khó thở phải làm sao?
Khi phát hiện các triệu chứng cho thấy tình trạng trẻ em bị khó thở đang trong mức độ nặng, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Những dấu hiệu này có ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe và thậm chí tính mạng của trẻ. Các mẹ cũng cần đặc biệt ghi nhớ không tự ý cho con uống thuốc, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Ở một mặt khác, nếu trẻ bị khó thở nhưng không xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng trên, các mẹ có thể chăm sóc con bằng một số sách để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Bổ sung đủ nước: Cho trẻ sơ sinh bú nhiều sữa mẹ, trẻ nhỏ uống sữa công thức và trẻ lớn uống đủ nước.
+ Dùng nước muối sinh lý giúp con thở dễ dàng hơn nhờ làm loãng dịch nhầy ở mũi
+ Cho con ở môi trường sạch sẽ, trong lành và không có khói thuốc
+ Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho bé để giảm nguy cơ bị virus, vi khuẩn xâm nhập
Trên đây là những thông tin cơ bản để chuẩn đoán tình trạng trẻ em bị khó thở là bệnh gì giúp ba mẹ nắm bắt và hiểu rõ hơn vấn đề sức khỏe của con. Hãy luôn cố gắng vệ sinh mũi cho trẻ và nâng cao sức đề kháng cho con nhằm tránh nguy cơ bị khó thở và một số loại bệnh lý khác.