Trẻ bị sặc nước bọt khi ngủ sẽ gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh như một hiện tượng sinh lý. Nhưng nếu nó hay xảy ra, làm giảm chất lượng giấc ngủ của con hoặc gặp phải ở trẻ lớn thì mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và khắc phục nó.
1/ Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc nước bọt khi ngủ
Nước bọt là chất tiết nhờn, trong, hay có bọt, được tuyến nước bọt tiết ra đi vào miệng. Nước bọt tham gia vào quá trình tiêu hoá thức ăn và làm sạch răng miệng. Chúng ta vẫn tiết ra đều đặn 1 – 2 lít nước bọt mỗi ngày và nuốt chúng một cách vô thức nên ít nhận ra.
Trong một số trường hợp, trẻ bị sặc nước bọt khi ngủ thường do nước bọt bị ứ đọng, không chảy xuống được cổ họng và gây nghẹn. Nếu thi thoảng xảy ra thì không có gì dáng lo ngại, nhưng khi thường xuyên thì điều này có thể cho thấy vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào đó như:
- Trào ngược dạ dày thực quản: axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng, nước bọt tăng tiết để rửa trôi lượng axit này. Mặt khác, trào ngược có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, làm khó nuốt, khiến nước bọt đọng lại ở cổ họng, gây nghẹt thở và dễ bị sặc. Khi bị trào ngược, người bệnh còn hay ợ nóng, đau ngực, buồn nôn…
- Sưng amidan, tổn thương hoặc khối u ở cổ họng, làm hẹp thực quản và gây khó khăn cho việc nuốt nước bọt, sặc nước bọt khi ngủ
- Mọc răng khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn
- Nuốt bất thường khi ngủ: đây là một rối loạn khiến nước bọt bị tích tụ trong miệng khi ngủ, rồi chảy vào phổi, gây nghẹt thở. Khi đó, trẻ thường kèm theo chứng ngưng thở khi ngủ do tắ nghẽn
- Rối loạn hệ thần kinh (Lou Gehrig, Parkinson): làm tổn thương các dây thần kinh ở phía sau cổ họng, làm khó nuốt nước bọt, nghẹn, khó nói, giọng nói suy giảm, yếu cơ, co thắt cơ ở các bộ phận khác trong cơ thể
- Dị ứng hoặc vấn đề về hô hấp, có thể khiến nước bọt chảy xuống cổ họng khó khăn hơn. Khi ngủ, nước bọt tích tụ và gây sặc
- Tác dụng phụ của thuốc: clozapine, aripiprazol, ketamin
2/ Cần làm gì khi trẻ bị sặc nước bọt khi ngủ?
Thi thấy trẻ bị sặc nước bọt khi ngủ, trước hết mẹ nên dùng khăn mềm lau sạch nước bọt chảy ra rồi cho bé ngủ trở lại. Nên gối cao đầu để hạn chế tình trạng trào ngược và nước bọt chảy qua cổ họng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên:
- Giữ cho bé nằm thẳng trong 30 phút sau ăn
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
- Cho bé đi thăm khám để giải quyết các vấn đề bệnh lý mà bé đang gặp phải (nếu có), đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá và hô hấp
- Nếu trẻ nghẹt mũi, sổ mũi, nên nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương để thông thoáng đường thở, hạn chế đờm nhầy ứ đọng nơi cổ họng
- Cho bé nằm nghiêng thay vì nằm ngửa
- Cho bé uống đủ nước hàng ngày
Ngoài ra, nếu trẻ hay bị sặc nước bọt khi ngủ và làm bé tỉnh giấc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để xem liệu có an toàn khi cho bé nằm sấp hay không. Tư thế ngủ này sẽ giúp nước bọt dư thừa dễ chảy ra ngoài nhưng có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở nhóm trẻ sơ sinh (SIDS).
Khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi… để thông thoáng đường thở, giúp con ngủ ngon hơn và khắc phục chứng hay bị sặc nước bọt khi ngủ, mẹ có thể tham khảo nhỏ mũi cho bé cùng dung dịch ectoin sinh lý IsoNebial. Đây được đánh giá là giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ:
- Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi,…
- Ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố vào tế bào niem mạc mũi
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi của bé
- Bảo quản dễ dàng, sử dụng tiết kiệm với thiết kế dạng tép có thể đóng nắp
Trẻ bị sặc nước bọt khi ngủ thường không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nó thường xuyên xảy ra không rõ nguyên nhân thì mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian và ngăn ngừa biến chứng tiến triển.