
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng nhanh và có sẵn ở trẻ. Vậy trẻ bị nôn có nên cho uống sữa? Spray-sol sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Trẻ bị nôn có nên cho uống sữa không?
Trẻ bị nôn có nên cho uống sữa không thì mẹ hãy tiếp tục cho bé uống, trừ khi con có dấu hiệu nhạy cảm với mùi vị sữa và nôn trớ, không thích uống sữa lúc này mẹ nhé! Trong thời gian này trẻ thường không thích ăn thức ăn đặc, nôn nhiều làm trẻ mất nước nên sữa sẽ là nguồn cung cấp chất lỏng cùng nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ.
2/ Khi trẻ bị nôn nên kiêng đồ ăn đồ uống gì?
Khi trẻ bị nôn trớ nhiều, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas cho đến khi bé cảm thấy tốt hơn. Các thực phẩm này nhiều năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, khó tiêu hoá nên sẽ làm bé cảm thấy no và khó ăn uống các thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy tránh cho bé ăn, uống thực phẩm có màu đỏ vì có thể sẽ gây nhầm lẫn với máu khi bé nôn.
3/ Cách chăm sóc trẻ khi bị nôn
Bên cạnh trẻ bị nôn có nên cho uống sữa thì việc chăm sóc trẻ tại nhà rất quan trọng. Thông thường, tình trạng nôn trớ này không đáng ngại và bé sẽ hồi phục sau một vài ngày. Trong thời gian này, mẹ có thể làm nhiều điều để giúp bé cảm thấy tốt hơn:
- Bổ sung nước và điện giải: đây là điều quan trọng nhất. Nôn ói, tiêu chảy có thể làm trẻ mất nước nhanh chóng. Vì vậy, mẹ hãy cho bé uống nước với từng ngụm nhỏ. Nước lọc, oresol và sữa thông thường của bé sẽ là sự lựa chọn tốt. Nên tránh các loại nước ép trái cây, đồ uống có gas
- Cho trẻ ăn như bình thường, không cần lo ắng quá nếu trẻ không muốn ăn vì việc mất cảm giác ngon miệng khi ốm là điều bình thường và việc ăn ít đi trong vài ngày không gây hại gì cho trẻ. Điều quan trọng nhất vẫn là bổ sung đủ nước
- Hãy để trẻ nghỉ ngơi nhiều nếu trẻ muốn
- Cho trẻ uống paracetamol nếu trẻ bị đau hay sốt. Cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để biết liều dùng và cách dùng
- Luôn để một cái thau, xô nhỏ bên cạnh giường
- Nếu trẻ có mái tóc dài, nên buộc lại cho bé
- Nên sử dụng tấm phủ không thấm nước, có thể giặt lại cho ga giường
- Tránh đặt bé nằm sấp để ngủ sau khi bé nôn
Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo bổ sung thêm men vi sinh Simbiosistem cho bé để hỗ trợ đường tiêu hoá của con chóng phục hồi và giảm bớt các triệu chứng nôn, tiêu chảy… Sản phẩm với Công nghệ bao phim độc quyền cho HIỆU QUẢ GẤP 5 LẦN.
Bên cạnh đó, Simbiosistem bổ sung hai chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ.
Nôn thường không phải tình trạng sức khoẻ đáng lo ngại và trẻ sẽ hồi phục sau vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Mẹ hãy liên hệ tới bác sĩ nếu trẻ:
- Sốt
- Nôn nhiều, từ chối bú mẹ hoặc bú bình
- Có dấu hiệu mất nước: khô miệng, không có nước mắt khi khóc, lờ đờ, tiểu ít
- Nôn hơn 1-2 ngày
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu:
- Trẻ đau bụng nặng
- Nôn ra mật (chất nôn màu xanh lá cây, màu vàng xanh) hoặc chất nôn có máu
- Đau đầu, cứng cổ, phát ban
- Trở nên buồn ngủ, ít phản ứng hơn
Như vậy, trẻ bị nôn có nên cho uống sữa thì mẹ hãy an tâm cho bé uống sữa để bổ sung nước và dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả trong giai đoạn này sẽ là một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh và bổ sung đủ nước mẹ nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/vomiting-in-children-and-babies
- https://www.nationwidechildrens.org/conditions/vomiting
- https://www.babycentre.co.uk/a25007793/vomiting-in-children-ages-one-to-five-whats-normal-and-whats-not