Trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi là câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm khi con gặp bệnh lý này. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm A do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu.
Bệnh cúm A thường xảy ra vào thời điểm mùa đông, dễ lây truyền qua tiếp xúc, nói chuyện, hoặc hít phải nước bọt từ đối phương hắt hơi/ ho. Đối với phụ nữ có thai, người cao tuổi hay trẻ dưới 5 tuổi, cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay đái tháo đường.
Đó là lý do vì sao các mẹ nên chú ý chăm sóc con kỹ lưỡng, thường xuyên theo dõi các biểu hiện của con để có biện pháp điều trị bệnh hợp lý.
1/ Trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi
Không dễ để trả lời ngay câu hỏi “trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi” bởi lẽ thời gian virus cúm tồn tại còn phụ thuộc vào khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
Tùy từng trường hợp, khi trẻ bị cúm a được chăm sóc tốt, con có thể hồi phục nhanh hơn. Ngược lại, nếu các triệu chứng cúm a trở nên nặng hơn, con sẽ càng lâu khỏi bệnh hơn và thời gian hồi phục cũng còn xa.
Trên thực tế, trẻ bị cúm a có sức đề kháng tốt sẽ tự khỏi bệnh và hồi phục nhanh chóng chỉ sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp đặc biệt, trẻ đột nhiên buồn nôn nhưng triệu chứng cúm a bớt dần, trẻ sẽ có biểu hiện co giật, mê sảng, dần đi vào hôn mê và thậm chí có thể tử vong sau đó khoảng 1-2 ngày.
2/ Dấu hiệu trẻ bị cúm a
Trẻ bị cúm a có biểu hiện rất rõ ra bên ngoài cơ thể và bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết qua quan sát. Tham khảo một số dấu hiệu trẻ bị cúm a như sau để hiểu được tình trạng bệnh của con.
+ Trẻ bị sốt trên 38 độ C, rét run, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ khớp, mệt mỏi…
+ Trẻ có triệu chứng thở nhanh, cảm giác khó thở. Lúc này, con không uống được nước, nôn liên tục, ngủ li bì và không chịu chơi. Da bé xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Sau 1-2 ngày, bé có thể hết sốt nhưng lại sốt và ho nhiều hơn.
+ Nôn, đau bụng, tiêu chảy
+ Dấu hiệu nặng hơn của trẻ bị cúm a là viêm phổi, khó thở
Nhìn chung, khi bé có các dấu hiệu của cúm a như ho nhiều, có đờm, chảy nước mũi, sốt… các phụ huynh không nên chủ quan, hãy đưa trẻ làm đến cơ sở y tế làm xét nghiệm dịch mũi họng để biết được nguyên nhân và tình trạng của bệnh lý.
3/ Điều trị cho trẻ bị cúm a phải làm sao
Trên thực tế, chưa có thuốc đặc hiệu đối với bệnh cúm a do virus gây ra. Việc điều trị cho trẻ bị cúm a chủ yếu liên quan đến các biện pháp nhằm khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bị cúm a nên dùng thuốc gì
Theo các chuyên gia, trẻ bị cúm a có thể uống một số loại thuốc như kháng virus, hay thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng virus chỉ dùng cho nhóm có nguy cơ cao nhờ khả năng làm giảm biến chứng nặng và nguy cơ tử vong. Loại thuốc này được dùng trong vòng 48 giờ từ khi trẻ có triệu chứng.
Trong khi đó, thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn virus tạm thời, nhưng không thể chống lại hoàn toàn virus. Rất có thể khi ngưng dùng kháng sinh, trẻ có thể bị virus tái hoạt động trở lại và diễn biến bệnh càng thêm nặng hơn.
Trẻ bị cúm a các mẹ nên làm gì
Ngoài cho con uống thuốc theo chỉ dẫn, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý áp dụng một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý để giúp con bị cúm a nhanh chóng hồi phục. Việc trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào cách chăm sóc cho bé. Dưới đây là một số lưu ý hữu ích sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ:
+ Hạn chế cho trẻ ra khỏi phòng bệnh và cần đeo khẩu trang cho trẻ nếu con ra khỏi phòng
+ Hạn chế để người vào thăm hỏi, chú ý đeo khẩu trang khi chăm sóc con
+ Cho trẻ uống thuốc đúng như đơn kê của bác sĩ
+ Vệ sinh mắt, mũi họng cho trẻ thường xuyên (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%)
+ Theo dõi nhịp thở, da môi, đầu ngón ta, thân nhiệt của trẻ khi bị bệnh
+ Bổ sung cho trẻ bị cúm a các loại thức ăn lổng, mềm như cháo, súp, canh
+ Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả nhiều vitamin C
+ Thường xuyên vệ sinh khay, thau chậu, bô và các vật dụng khác khi dùng cho trẻ nhỏ
+ Mặc quần áo cho trẻ tùy theo nhiệt độ thời tiết. Chú ý không để bé mặc quá nhiều lớp áo nếu con bị sốt, nhưng cũng cần giữ ấm cho trẻ ở lòng bàn chân, nếu trời lạnh.
+ Sử dụng sản phẩm thảo dược nhằm nâng cao sức đề kháng cho con và cải thiện triệu chứng bệnh cúm A
Ngoài ra, cha mẹ nên lưu ý đưa trẻ từ 6 tháng – 5 năm tuổi đi tiêm vắc xin cúm A để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lý này. Cụ thể, trẻ em dưới 3 tuổi nên được tiêm 2 mũi (mỗi mũi cách nhau khoảng 1 tháng), trong khi trẻ em trên 3 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi và lưu ý tiêm nhắc lại mỗi năm vì vắc xin được thay đổi theo năm, và bệnh cúm mỗi năm cũng khác nhau.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi. Từ những dấu hiệu cùng biện pháp điều trị khả thi, hy vọng các phụ huynh sẽ có một chế độ chăm sóc con bị cúm a một cách tốt nhất. Qua đó, giúp con mau chóng hồi phục và tránh nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.