Nước mũi màu vàng đặc ở trẻ làm mẹ lo lắng. Liệu đây có phải dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng, tình trạng bệnh nặng hơn và cần dùng tới kháng sinh? Spray-sol sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Nguyên nhân nước mũi màu vàng đặc ở trẻ em
Thực tế, nước mũi màu vàng đặc ở trẻ là một phản ứng bình thường của cơ thể với cảm lạnh và không phải dấu hiệu cho thấy bé đang bị nhiễm trùng.
Dịch nhầy mũi chính là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, giúp bắt giữ vi khuẩn, virus, bụi bẩn… xâm nhập qua mũi và loại bỏ chúng. Khi có nhiều tác nhân lạ xâm nhập thì cơ thể càng tạo ra nhiều dịch nhầy hơn. Và màu vàng trong mũi, thực tế là màu của các tế bào bạch cầu đang được tăng cường để chống lại vi khuẩn, virus.
Bên trong tế bào bạch cầu có chứa rất nhiều enzym có màu. Sau khi tiêu diệt mầm bệnh, tế bào bạch cầu cùng các sản phẩm vụn sẽ bị loại bỏ ra ngoài theo dịch nhầy, khiến dịch mũi có màu vàng hoặc vàng nâu.
2/ Trẻ có nước mũi vàng đặc có nguy hiểm không?
Nhìn chung, nước mũi màu vàng đặc ở trẻ thường không phải điều đáng lo ngại nhưng bạn vẫn cần theo dõi thêm. Bạn cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kiểm tra chính xác nếu nước mũi màu vàng ở trẻ vẫn kéo dài sau 10 ngày, hoặc ngay khi có những dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng có thể đang lan rộng đến khu vực tai, não bộ như:
- Dịch nhầy đặc, vàng đậm, cảm giác rất khó loại bỏ bằng rửa mũi, xì mũi, hút mũi, dễ gây khó thở và nhiễm trùng nặng
- Sốt kéo dài 3 – 4 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sốt nhiều đợt
- Nhức đầu dữ dội, đặc biệt là sau mắt và sau mũi, đau nhiều hơn khi cúi xuống
- Dễ cáu gắt
- Buồn nôn, nôn liên tục
- Sưng tấy, đỏ quanh mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng
3/ Cách điều trị cho bé có nước mũi màu vàng đặc
Khi bé sổ mũi đặc màu vàng, trước hết mẹ nên tiến hành rửa mũi cho con để bé dễ thở, thoải mái hơn và ngăn ngừa việc dịch nhầy ứ đọng và tạo thành ổ viêm. Bằng một trong các cách như:
- Nhỏ mũi cho bé với nước muối ưu trương 3%/ nước muối sinh lý 0,9%: nhỏ 1-2 giọt nước muối cho mỗi bên mũi, đợi 1-2 phút để dịch nhầy được làm loãng rồi hút mũi cho bé hoặc hướng dẫn bé xì mũi (với bé đã biết xì). Với trường hợp bé dịch đặc hay dịch nhiều, dịch mũi màu vàng ở trẻ sơ sinh, nước muối ưu trương 3% sẽ giúp làm loãng dịch nhầy tốt và giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi hiệu quả hơn muối sinh lý
- Xịt rửa mũi cho bé với bình xịt phun sương nước muối ưu trương 3%/ nước muối sinh lý 0,9%: cho bé nằm hoặc ngồi (tuỳ theo mức độ hợp tác), đầu hơi cúi và nghiêng sang một bên, sau đó xịt 1-2 nhát vào lỗ mũi trên. Thao tác tương tự với bên mũi còn lại sau khi nghiêng đầu bé sang phía bên kia. Đợi 1-2 phút để dịch nhầy được làm loãng rồi hút mũi cho bé hoặc hướng dẫn bé xì mũi (với bé đã biết xì)
- Rửa mũi cho bé với bình rửa mũi (với trẻ trên 2 tuổi hoặc theo lứa tuổi chỉ định của từng loại bình) hoặc dụng cụ rửa mũi chuyên dụng (VD: Rửa mũi voi sol Buona Spray-sol)
Rửa mũi voi sol Buona Spray-sol là dụng cụ rửa mũi đầu tiên tại Việt Nam chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp rửa mũi sạch sâu mà dịu êm cho bé. Dụng cụ phân tán dung dịch muối thành các hạt siêu nhỏ chỉ 16 micromet (tương đương máy khí dung mũi họng và là nhỏ nhất trong các dụng cụ rửa mũi hiện nay), giúp dung dịch tới được cả các hốc sâu trên toàn bộ khoang mũi, tới cả vùng trên và sau hốc mũi dễ ứ đọng dịch nhầy. Mặt khác, áp lực xịt vừa phải và luôn được kiểm soát ổn định nên an toàn cho bé và dễ dàng cho mẹ khi thao tác.
Để hiệu quả và tiện dụng nhất, mẹ có thể tham khảo bộ dụng cụ rửa mũi Nebial 3% Kit cho bé, gồm:
- 1 hộp Dung dịch muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3%: thành phần muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm
- 1 dụng cụ rửa mũi voi sol Buona spray-sol
Bên cạnh việc rửa mũi cho bé để loại bỏ dịch nhầy dư thừa, mẹ cũng nên chú ý:
- Cho trẻ uống đủ nước, điều này cũng giúp lãm loãng chất nhầy trong đường hô hấp để được tống đẩy ra ngoài dễ dàng hơn
- Nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để cấp ẩm khi trời khô hanh, hoặc trong môi trường điều hoà khô kín
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
- Hạn chế tối đa việc để bé tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường khói bụi ô nhiễm
- Không tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc cảm cúm, thuốc ho, thuốc kháng sinh… nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
- Cho trẻ đi khám ngay nếu: khó thở, đau tai, sốt quá 3 ngày, ho hơn 3 tuần…
Như vậy, nước mũi màu vàng đặc ở trẻ thường không phải điều đáng lo ngại mà chỉ là diễn tiến bình thường khi bé bị cảm cúm. Thế nhưng ba mẹ hãy chú ý vệ sinh mũi cho con để bé dễ thở, thoải mái và ngủ ngon nhé!