Có mẹo chữa há miệng khi ngủ nào hiệu quả? Thói quen khi ngủ tưởng chừng không phải là vấn đề gì to tát này thực tế lại là dấu hiệu cho thấy bạn đang không thở đúng cách vào ban đêm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bạn, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường…
1/ Nguyên nhân há miệng khi ngủ là gì?
Để hiểu đúng hơn về các mẹo chữa há miệng khi ngủ, trước hết chúng ta cùng xem qua về những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
- Sức khoẻ đường thở kém, mô mềm trong miệng và cổ họng xẹp xuống lúc ngủ nên làm hạn chế luồng không khí đi qua. Đây là nguyên nhân hàng đầu của chứng há miệng khi ngủ
- Miệng và vòm miệng hẹp, hạn chế sự di chuyển của lưỡi. Khi ngủ, lưỡi thường thư giãn và tụt về phía sau, nếu khoang miệng không đủ lớn thì điều này có thể làm hẹp đường thở. Luồng không khí đến phổi bị hạn chế nên cơ thể sẽ bù lại bằng cách thở bằng miệng để hít được nhiều oxy hơn
- Nghẹt mũi do dị ứng, nhiễm trùng, cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm xoang, sưng amidan, hen suyễn… làm hẹp xoang và đường mũi
- Lệch vách ngăn mũi, chặn luồng không khí đi qua mũi khiến việc thở khó khăn hơn
- Polyp mũi và khối u trong mũi (hiếm gặp)
- Tật líu lưỡi
- Cơ hàm quanh miệng được thả lỏng và bị kéo xuống bởi trọng lực. Điều này sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những người hay ngủ quên trên xe, máy bay
- Nằm ngửa khi ngủ làm tăng nguy cơ ngủ mở miệng gấp 5 – 10 lần
Thở bằng miệng không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu, khiến bạn dễ ngủ ngáy hơn mà nó còn để lại nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ, như khiến cơ thể có mùi hôi, khô miệng, dễ bị sâu răng và nướu răng, viêm họng, đau đầu buổi sáng, khó kiểm soát cảm xúc, buồn ngủ ban ngày, chứng sương mù nào và khó tập trung. Bạn dễ có cảm giác mệt mỏi khi thức dậy mặc dù nghĩ rằng mình đã có một giấc ngủ ngon. Vì vậy, việc khắc phục thói quen này là vô cùng cần thiết.
2/ Những mẹo chữa há miệng khi ngủ hiệu quả
Thông thường, những ai hay có thói quen thở bằng miệng khi ngủ cũng có thói quen này vào ban ngày khi thức. Do đó, mẹo chữa há miệng khi ngủ hiệu quả đầu tiên chính là tập thói quen thở đúng cách:
- Luôn thở bằng mũi. Mỗi khi thấy mình có dấu hiệu thở qua miệng thì bạn hãy ngậm miệng lại và cố gắng thở bằng mũi
- Đặt đúng vị trí của lưỡi để có không gian thuận lợi cho không khí đi qua: môi khép kín, răng khép lại, lưỡi được đặt ở hàm trên
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý:
- Nên ngủ gối cao đầu, tư thế này giúp bạn dễ ngậm miệng khi ngủ, dễ thở bằng mũi hơn
- Hạn chế nằm ngửa khi ngủ
- Uống nhiều nước hơn để tránh khô miệng
- Phương pháp Buteyko (kỹ thuật thở Buteyko – Buteyko Breathing Technique): băng miệng bằng băng dính khi ngủ. Lưu ý: trước khi áp dụng cần đảm bảo mũi của bạn không gặp vấn đề như lệch vách ngăn mũi; tìm loại băng dính y tế, loại băng phẫu thuật đơn giản, có thể bôi một lớp dưỡng ẩm lên môi trước khi băng để tháo băng dễ dàng hơn
- Vệ sinh nhà cửa, chăn nệm sạch sẽ để tránh các tác nhân bụi bẩn, dị ứng làm tắc nghẽn hốc mũi
- Giải quyết tốt các nguyên nhân gây tắc nghẽn mũi
- Tập yoga, thiền, giúp bạn tập trung hơn vào việc thở bằng mũi
Nếu bị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang… làm tắc nghẽn đường thở, để khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng, thở bằng mũi dễ dàng hơn thì bạn nên tham khảo xịt rửa mũi với Bình xịt muối ưu trương Nebial 3% Spray.
Nebial 3% Spray có công thức đặc biệt là muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm. Vì hàm lượng muối cao nên sản phẩm cho tác dụng giảm sưng viêm, sung huyết mũi nhanh, cải thiện tốt các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, khò khè…
Sản phẩm ứng dụng công nghệ B.O.V (Bag On Valve) tiên tiến, có thể sử dụng ở mọi tư thế và phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trên đây là những mẹo chữa há miệng khi ngủ hiệu quả. Hãy kiên trì áp dụng để tạo thói quen thở bằng mũi đúng cách bạn nhé! Nếu có điều gì băn khoăn, hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Zalo/Facebook để được các Dược sĩ Spray-sol hỗ trợ miễn phí bạn nhé!