Viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở trẻ em. Điều đáng nói là nếu tai giữa bị viêm mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm không chỉ ở tai, mà nguy hiểm hơn là biến chứng đối với não. Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em thường do viêm nhiễm như: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm Amidan, viêm VA… thậm chí rửa mũi bằng nước muối khônhay g đúng cách hay xì mũi không đúng cách cũng gây viêm tai giữa.
Triệu chứng và phân biệt viêm tai giữa cấp và mạn tính
Trẻ viêm tai giữa sẽ có các biểu hiện triệu chứng sau:
- Tai: ngoài đau tai, chảy tai, giảm sức nghe còn có ù tai, cảm giác nặng tai hay nghe lọc ọc trong tai.
- Toàn thân: trẻ em thường chán ăn, khó ngủ, quấy đêm, sốt (69% trường hợp), tiêu chảy, nôn trớ, chảy nghẹt mũi, ho, vật vã.
Để phân biệt viêm tai giữa cấp và mạn tính thường căn cứ vào thời gian và khả năng thình lực. Thường viêm tai giữa tái liên tục trên 3 tháng được gọi là mạn, nhưng thời gian này không cố định có thể gặp viêm tai mạn ngay tháng thứ 2. Viêm tai giữa cấp thường có triệu chứng tổng quan rầm rộ, đau tai, sốt, sức nghe giảm ít còn với viêm tai giữa mạn tính thì không đau, không sốt nhiều nhưng sức nghẹ giảm nhiều.
Cách điều trị và biến chứng viêm tai giữa trẻ em
Điều trị viêm tai giữa thường phải kết hợp kháng sinh với các liệu phát thông, rửa mũi ,rửa tai để đạt được hiệu quả cao và giảm thời gian điều trị.
- Nội: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau hạ sốt, thông mũi, rửa mũi, rửa tai
- Ngoại: chích rạch màng nhĩ – ống thông khí (viêm tai giữa cấp tái diễn: trên 3 đợt viêm tai gữa cấp trong 6 tháng hoặc trên 4 đợt viêm tai giữa cấp trong 12 tháng hoặc thính lực giảm trên 20 dB) – mổ khoét xương chủm.
Viêm tai giữa cấp tính nếu không được điều trị đúng phương pháp sẽ dẫn đến viêm tai giữa mạn tính và có thể nói khi đã tiến triển thành mãn tính là biến chứng kéo dài của viêm tai giữa cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
Các Biến chứng nguy hiểm:
- Viêm tai giữa mạn, có/không có cholesteatoma
- Viêm xương chủm cấp
- Viêm mê nhĩ
- Liệt TK 7 ngoại biên
- BC nội sọ ( viêm màng não, áp xe não)
- Xơ nhĩ, xẹp nhĩ
Các biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa có nguồn gốc từ viêm mũi họng và xuất hiện khi có hiện tượng bít tắc lỗ vòi tai. Từ đó hình thành áp lực âm trong tai giữa gây tăng tiết của niêm mạc tai giữa, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó bắt đầu hình thành quá trình viêm tai giữa.
Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm viêm nhiễm tại mũi họng: khi trẻ có các dấu hiệu như mũi bị viêm, dịch mũi sẽ chảy theo hai đường:
- Dịch chảy ra cửa mũi sau và xuống thẳng họng, loại chảy mũi này ít được phát hiện và dễ gây các biến chứng viêm họng, viêm thanh khí phế quản vì bố mẹ không nhìn thấy nên trẻ không được điều trị sớm.
- Dịch chảy ra cửa mũi trước, loại này dễ phát hiện, nên ít khả năng gây biến chứng. Tuy nhiên, loại này lại dễ gây viêm tai giữa nhất nếu không được điều trị mũi đúng cách. Nếu thấy trẻ khi ngủ mà thở to hơn bình thường trong, đôi khi lại phải há mồm để thở và sáng ngủ dậy hay ho húng hắng, thì rất có thể trẻ đang bị viêm mũi, nên cho trẻ đi khám bệnh và điều trị ngay trong giai đoạn này.
80% trường hợp viêm tại giữa đều xuất phát từ mũi nên việc vệ sinh m ũi được đánh giá là giải pháp ” KHÔNG KHÁNG SINH” hiệu quả cao trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm tai giữa. Tổ chức mũi, xoang cánh mũi, hốc mũi rất phức tạp, nhiều vị trí khó rửa sạch và đây sẽ là ổ vi khuẩn tập trung và lây lan. Vì vậy, một giải pháp rửa mũi quy chuẩn, có khả năng tiếp cận các vị trí này là một yêu cầu cấp thiết.
Báo các so sánh một số giải pháp tiếp cận khoang mũi được đăng trên tạp trí Journal of Health Science
Việc điều trị viêm mũi tưởng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Hãy thử tưởng tượng hốc mũi giống như một dòng suối, thông với tất cả các hang động là tai giữa và các xoang (tùy theo độ tuổi). Dịch mũi chứa đầy trong hốc mũi thêm vào đó là hiện tượng sung huyết của niêm mạc hốc mũi và các cuốn mũi.
Không nên lạm dụng việc bơm rửa mũi trẻ bằng dung dịch muối biển rồi bắt trẻ xì mũi, việc làm này khiến cho dịch trong hốc mũi sẽ đi theo ba đường: một phần dịch ra ngoài mũi, một phần dịch sẽ bị đẩy vào lòng các xoang kế cận và một phần dịch bị đẩy vào trong tai giữa. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ.
Thường xuyên bơm rửa và hút mũi cũng làm tổn thương đến lớp thảm nhày trên bề mặt của hệ thống niêm mạc mũi. Lúc này, niêm mạc mũi tiếp xúc, chịu ảnh hưởng trực tiếp với môi trường, bởi vậy dễ tổn thương hơn và gián tiếp tác động làm tăng khả năng bị viêm tai giữa ở trẻ.