Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ và trong mỗi trường hợp, chúng ta có những lưu ý khi xử trí riêng. Spray-sol sẽ cùng bạn tìm ra giải pháp phù hợp trong bài viết dưới đây.
1/ Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam khi ngủ
Thói quen hay ngoáy mũi
Theo quan sát từ các bác sĩ nhi khoa thì thói quen hay ngoáy mũi là nguyên nhân trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ phổ biến nhất. Trẻ có thể thực hiện hành vi vô thức này ngay cả khi ngủ, khiến các mao mạch bị tác động mạnh và tổn thương.
Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy hướng dẫn bé từ bỏ thói quen này vào ban ngày cách từ từ. Với trẻ lớn, hãy giáo dục con về hành vi đó. Với các bé nhỏ, khi con chuẩn bị ngoáy mũi, bạn cố gắng hướng sự chú ý của trẻ sang điều khác.
Mặt khác, ba mẹ hãy cắt móng tay cho con gọn gàng, mang găng tay mềm khi đi ngủ, vệ sinh mũi sạch sẽ với nước muối sinh lý hay ưu trương để con không do mũi khó chịu nên hay dụi, ngoái múi.
Mũi trẻ bị khô
Có nhiều lý do khác nhau khiến mũi bé bị khô như: thiếu vitamin C, không khí khô (thường gặp vào mùa đông hay môi trường điều hòa).
Bình thường, mũi chúng ta sẽ có một lớp màng nhầy để bảo vệ các tế bào bên dưới và bắt giữ vi khuẩn, bụi bẩn để chúng không tiến sâu vào phổi. Nhưng khi mũi bị khô, các mao mạch nên dưới sẽ trở nên nhạy cảm và trẻ em bị chảy máu mũi ban đêm lẫn ban ngày. Dù chỉ tác động nhỏ như: hắt xì, day mũi… cũng có thể khiến bé chảy máu cam.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên:
- Giữ nhiệt độ và độ ẩm phòng ngủ phù hợp. Có thể dùng thêm máy tạo ẩm khi thời tiết khô hanh mùa đông.
- Nhỏ nước muối sinh lý hay dung dịch có Natri Hyaluronate. Natri Hyaluronate là thành phần dưỡng ẩm tự nhiên ở lớp màng nhầy mũi.
- Bổ sung cho bé thực phẩm đa dạng, đầy đủ các nhóm chất.
Trẻ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên
Khi bị dị ứng hay các bệnh đường hô hấp trên, trẻ sẽ có các triệu chứng: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi… khiến con dễ gãi mũi hoặc xì mũi liên tục. Lớp niêm mạc mũi trở nên yếu và nhạy cảm. Mặt khác, việc sử dụng các thuốc xịt mũi có thành phần kháng viêm steroid cũng dễ làm mũi trẻ bị khô, tổn thương và dễ chảy máu.
Khi con nghẹt mũi, số mũi, chảy nước mũi… ba mẹ nên rửa mũi cho trẻ với nước muối sinh lý hay muối ưu trương để làm sạch mũi, giúp bé dễ thở trước khi nghĩ tới việc dùng thuốc ngay. Bởi phần lớn các trường hợp cảm cúm ở trẻ là do virus và có thể tự khỏi được sau một vài ngày khi được chăm sóc đúng cách.
Bạn có thể tham khảo rửa mũi cho bé với nước muối ưu trương Nebial 3% đang được các bác sĩ nhi khoa đánh giá cao.
Nebial 3% có sự kết hợp độc đáo của nước muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm, giúp hiệu quả rửa mũi nhanh, sạch, giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi hiệu quả gấp 2 – 3 lần muối sinh lý 0,9% thông thường. Natri Hyaluronate giúp dưỡng ẩm mũi cho bé và con rửa mũi dịu nhẹ, không bị xót rát.
2/ Khi bé bị chảy máu cam khi ngủ có sao không?
Nhìn chung, trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi kỹ tình trạng của bé, cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay nếu:
- Chảy máu mũi nhiều và không thể cầm trong 30 phút.
- Da tái xanh, mệt mỏi, chóng mặt.
- Kèm các triệu chứng khác như khó thở, đau ngực, sốt, đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu…
- Thường xuyên chảy máu cam khi ngủ và cả ban ngày.
3/ Cách xử lý chảy máu mũi khi ngủ ở trẻ em
Khi bé bị chảy máu cam, bạn cần bình tĩnh để trấn an bé và thực hiện các bước sơ cứu:
- Cho trẻ đứng hay ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước. Lưu ý không cho trẻ ngửa đầu vì sẽ khiến máu mũi chảy xuống họng gây sặc, buồn nôn, khó thở…
- Bóp chặt hai bên mũi để trẻ thở bằng miệng.
- Chườm đá hoặc khăn lạnh lên sống mũi trong 5 – 15 phút. Điều này sẽ giúp các mao mạch mũi co lại và cầm máu tự nhiên. Lưu ý cần lót khăn, không chườm đá trực tiếp lên mũi bé vì dễ gây bỏng. Sau 15 phút bỏ khăn ra để kiểm tra xem trẻ còn chảy máu không. Nếu vẫn còn thì lặp lại các bước ở trên.
Sau đó, khi máu đã cầm thì bạn hãy cho con đi ngủ lại. Nên cho trẻ ngủ gối cao đầu, tư thế thoải mái. Nên cho trẻ nằm nghiêng một bên để xác định con còn chảy máu không dễ dàng hơn, hạn chế máu đọng ở đường thở gây sặc.
Trong hầu hết trường hợp trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ, cơ thể con có thể tự cầm máu khi được sơ cứu đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ mất máu nhiều và không cầm được hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.