Bạn có thể nhận thấy trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ, phát ra tiếng khò khè hay nhịp thở lúc nhanh lúc chậm… Phần lớn đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ dần hết khi trẻ lớn hơn, nhưng một số ít lại là dấu hiệu của bệnh lý đường hô hấp, do đó cha mẹ không nên chủ quan mà cần quan sát kỹ tình trạng của con.
1/ Tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ
Nhịp thở bình thường ở trẻ sơ sinh khác với người lớn nên khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ, nhịp thở không ổn định cha mẹ không tránh khỏi lo lắng khi tình trạng thở mạnh trong giấc ngủ của con có sao không. Phần lớn chúng đều là hiện tượng sinh lý bình thường, khi:
- Nhịp thở của trẻ khoảng 40 – 50 nhịp/phút, cao hơn nhiều so với 16 – 20 nhịp/phút ở người lớn. Từ 6 tháng tuổi trở đi, nhịp thở của trẻ bắt đầu ổn định hơn, khoảng 25 – 40 nhịp/phút.
- Trẻ có thể thở mạnh với khoảng 20 nhịp/phút, thường gặp khi trẻ ngủ.
- Trẻ có thể thở theo chu kỳ, trong quá trình thở bé có thể tạm ngưng thở giữa các nhịp khoảng 5s.
Để xác định trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có bình thường hay không, ba mẹ nên:
- Lắng nghe nhịp thở của trẻ: Đặt tai cạnh mũi, miệng trẻ rồi tập trung nghe xem có tiếng khò khè, nặng nhọc nào không.
- Áp má vào cạnh mũi, miệng trẻ để cảm nhận hơi thở.
- Quan sát chuyển động lên xuống của hõm ngực theo từng nhịp con thở.
Ba mẹ hãy quan sát nhịp thở lúc con nằm yên hay khi đang được bế vào lòng. Vén áo bé và quan sát, đếm nhịp thở thông qua cử động của ngực hay bụng. Đếm liên tục trong 1 phút và nên đếm lại 2, 3 lần để có kết quả chính xác nhất.
Nếu thấy trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ thường xuyên, kèm theo sốt, khò khè thì nhiều khả năng con đang gặp phải vấn đề đường hô hấp. Nếu trẻ vẫn ngủ ngoan, vui chơi bình thường thì không có gì lo ngại quá bạn nhé.
2/ Nguyên nhân bé thở mạnh khi ngủ
Tại sao trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ, hay phát ra tiếng như “khò khè”? Nguyên nhân là do cấu trúc mũi của trẻ lúc mới sinh còn rất nhỏ và chưa quen với việc điều chỉnh nhịp thở, phổi nhỏ hơn, các cơ đường thở còn yếu và chủ yếu thở bằng mũi. Dần dần, điều này sẽ thay đổi và nhịp thở của con sẽ ổn định hơn.
Tuy nhiên, vì hốc mũi trẻ còn rất hẹp nên sẽ dẫn đến dịch nhầy, bụi bẩn dễ bị ứ đọng. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu và đang trong giai đoạn hoàn thiện nên càng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và dễ dẫn tới các bệnh đường hô hấp như: cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản…
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị dị ứng thời tiết, bụi bẩn, lông chó mèo… nên kích ứng đường hô hấp và thở mạnh trong khi ngủ.
3/ Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh
Khi thấy bé sơ sinh ngủ thở mạnh thì ba mẹ nên:
- Cho bé nằm nghiêng: đây là tư thế tốt cho đường thở, giúp con dễ thở hơn. Khi đã thay đổi tư thế mà con vẫn còn thở mạnh nhiều thì mẹ hãy thực hiện các hướng dẫn tiếp theo.
- Cho trẻ xông hơi: cho trẻ ngồi trong nhà tắm nơi có vòi nước nóng đang chảy. Chú ý khoảng cách để đảm bảo an toàn cho con.
- Vệ sinh mũi cho bé: điều này sẽ giúp đường thở của con thông thoáng và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp an toàn, hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Để vệ sinh mũi cho bé, mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối ưu trương (hiệu quả hơn muối sinh lý trong trường hợp dịch mũi nhiều, nghẹt mũi trung bình tới nặng) cho mỗi bên mũi, 1 – 3 lần/ngày. Nên làm ấm ống nước muối trước khi nhỏ nếu trời lạnh.
Muối ưu trương Nebial 3% với hàm lượng muối cao 3% cho khả năng làm loãng dịch nhầy nhanh, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, thở mạnh, thở khò khè… Đặc biệt, Nebial 3% có kết hợp thêm thành phần Natri Hyaluronate dưỡng ẩm, giúp dung dịch muối trở nên dịu nhẹ, không bị xót rát.
Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ phần lớn do yếu tố sinh lý, khi con vẫn ngủ tốt, bú, chơi bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bé thở mạnh kèm theo các biểu hiện dưới đây, ba mẹ cần cho bé đi khám để được điều trị đúng cách:
- Ngủ li bì, khó đánh thức.
- Sốt trên 38 độ.
- Da mặt tím tái.
- Thở mạnh kèm theo cảm giác nặng nề.
- Thở rút lõm lồng ngực, nhịp thở nhanh, mạnh.
- Trẻ quấy khóc, bỏ bú.
Trên đây là các nguyên nhân và hướng xử trí khi trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ. Ba mẹ hãy quan sát kỹ trường hợp của con để xác định nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý và xử trí kịp thời nhé.