Khi thấy bé có đờm ở cổ nhưng không ho thì đa số các bố mẹ đều cảm thấy lo lắng vì không biết tình trạng này sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý tình trạng này hiệu quả nhất thông qua bài viết sau đây.
1/ Nguyên nhân bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho
Bé có đờm ở cổ nhưng không ho không ho là biểu hiện của các bệnh lý về đường hô hấp thường thấy ở trẻ nhỏ như: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan… Đờm được tiết ra từ đường hô hấp và bao gồm rất nhiều các thành phần khác nhau như protein, tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch….
Chức năng của đờm là để làm sạch vi khuẩn, vật lạ có trong đường hô hấp và ngăn cho chúng không tấn công vào phổi. Chính vì vậy mà khi xuất hiện đờm đồng nghĩa với việc hệ hô hấp đã bị nhiễm trùng dẫn tới tình trạng đờm chuyển màu, có mùi hôi, tắc nghẽn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó khăn khi hô hấp. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm nên mẹ cần theo dõi trẻ thực sự sát xao.
Tình trạng nhiễm trùng hệ hô hấp thường sẽ đi kèm với hiện tượng ho nhiều, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, sổ mũi nên nếu mẹ thấy bé có đờm ở cổ nhưng không ho thì cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ vẫn ăn ngon và phát triển bình thường.
Trong một số trường hợp, dịch nhầy mà mẹ tưởng là đờm ở cổ họng trẻ có thể là do cặn sữa hoặc dịch dạ dày trào ngược lên khi mẹ cho bé bú không đúng cách. Vì vậy, mẹ cần xác định rõ chất nhầy ở cổ họng của trẻ là gì cũng như theo dõi những biểu hiện của trẻ để có những cách chăm sóc và xử lý nhanh chóng và kịp thời nhất.
2/ Khi bé không ho nhưng có đờm có sao không?
Thực tế thì tùy thuộc vào nguyên nhân bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho sẽ quyết định tình trạng này có nguy hiểm hay không. Cụ thể:
Đối với những trường hợp nôn trớ bình thường ra chất nhầy và cặn sữa thì đây là tình trạng trào ngược dạ dày hay phản xạ tự nhiên của cơ thể trẻ khi ăn quá no hoặc đặt nằm sai tư thế. Nếu tình trạng này xảy ra một vài lần mà trẻ vẫn ăn tốt, ngủ ngon, phát triển bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên có tình trạng này, đờm xuất hiện nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ các dưỡng chất cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu không được điều trị dứt điểm, dạ dày của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, có thể là viêm, loét gây đau bụng dữ dội. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, kém thông minh do không được cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể.
Đối với trường hợp là do các bệnh về đường hô hấp gây nên thì đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm mà mẹ không thể bỏ qua mà cần có những giải pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Những bệnh phổ biến về đường hô hấp mà bé có đờm ở cổ nhưng không ho có thể là: viêm amidan, viêm đường hô hấp cấp, viêm phế quản, viêm phổi …
Dấu hiệu đi kèm theo của trẻ đó là sốt cao, sổ mũi, chán ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều, trẻ có dấu hiệu khó thở… Nếu để tình trạng này lâu ngày, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là không thở được dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng, biến chứng khác kèm theo, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của trẻ.
Bất kể khi nào mẹ thấy trẻ khò khè, khó thở, chán ăn, xuất hiện đờm thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt
3/ Khi bé có đờm ở cổ nhưng không ho mẹ cần làm gì?
Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp bé có đờm ở cổ nhưng không ho cải thiện được tối đa tình trạng của mình. Mẹ có thể tham khảo một số điều cần làm như sau:
Vệ sinh mũi cho trẻ
Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để có thể làm loãng các dịch nhầy của trẻ giúp trẻ đưa chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ có thể sử dụng máy hút đờm để giúp trẻ loại bỏ hoàn toàn những tác nhân gây ra hiện tượng khó thở này ở trẻ.
Thực hiện khoảng 3 đến 4 lần/ ngày khi thấy trẻ có những dấu hiệu khó khăn trong hệ hô hấp để hỗ trợ trẻ dễ thở và cảm thấy thoải mái, bớt khó chịu hơn.
Nebial 3% KIT được xem là giải pháp 2 trong 1 khi bao gồm 20 ống nước muối ưu trương Nebial 3% và 1 thiết bị xịt xông mũi chuyên dụng Spray-sol nên có thể dễ dàng thẩm thấu và loại bỏ đờm khó chịu ở cổ họng trẻ giúp trẻ hô hấp tốt hơn. Được cấp bằng sáng chế tại châu Auu nên vô cùng an toàn đối với trẻ nhỏ trong việc làm sạch mũi, ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ.
Nebial 3% KIT được sử dụng để bảo vệ đường hô hấp hiệu quả và an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Vỗ lưng cho trẻ
Đặc biệt là sau khi trẻ bú một khoảng thời gian thì mẹ có thể vỗ lưng cho bé để giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Điều này giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ trào ngược dạ dày khiến các dịch nhầy tồn đọng ở cổ họng. Ngoài ra, đây cũng là một cách vô cùng hiệu quả trong trường hợp trẻ có đờm.
Cách thực hiện:
– Để trẻ ngồi hơi hướng về phía trước, sau đó mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Chú ý khum tay lại và khi vỗ tạo ra tiếng nhẹ để đảm bảo rằng quá trình này hiệu quả và không làm cho trẻ bị đau.
– Thực hiện điều này trong khoảng 10 phút là mẹ có thể thấy đờm của trẻ được long ra khi bé ợ hoặc ho. Tùy thuộc vào tình trạng và màu sắc của đờm để mẹ có những cách xử lý tiếp theo.
Vỗ lưng được xem như một giải pháp hiệu quả giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn
Cho trẻ bú nhiều hơn
Với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn trong 1 lần để hỗ trợ làm loãng các dịch nhầy và đưa chúng ra ngoài một cách hiệu quả.
Với trẻ lớn hơn, uống nhiều nước hoặc nước ép trái cây, rau củ cũng là một giải pháp không tồi trong trường hợp bé có đờm ở cổ nhưng không ho.
Giữ cho hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh
Việc giữ cho hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh sẽ giúp tình trạng trào ngược dạ dày gây tích tụ chất nhầy của bé không xảy ra, bé sẽ không rơi vào tình trạng bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho. Điều này cũng hỗ trợ trẻ hấp thụ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng để phát triển tốt nhất.
Cho trẻ bú đúng cách
– Đặt trẻ nằm đúng tư thế: đầu của trẻ luôn cao hơn so với dạ dày, tránh tình trạng nôn trớ, trào ngược dạ dày ở trẻ.
– Nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Trường hợp mẹ không có sữa, mẹ nên tham khảo những loại sữa công thức có thành phần tương tự như sữa mẹ hoặc không gây ra dị ứng khiến trẻ cảm thấy khó ăn.
Ngoài ra bạn cần vệ sinh đồ dùng cho trẻ, cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh vi khuẩn xâm nhập. Khi mẹ thấy trẻ có đờm xuất hiện với tần xuất nhiều thì cách tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được chăm sóc, thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất, đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mong rằng bài viết về bé có đờm ở cổ nhưng không ho đã giải đáp tất cả các thắc mắc của các mẹ. Nếu còn câu hỏi nào, mẹ có thể nhanh tay liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.