Hiện tượng trẻ sơ sinh thở rút lõm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng này thông qua bài viết sau đây.
1/ Trẻ sơ sinh thở rút lõm do nguyên nhân gì?
Trẻ sơ sinh thở rút lõm là tình trạng mà trẻ không thể hô hấp bình thường, tại vùng ngực có những vết lõm xuống khi hít vào và tạo cảm giác trẻ gặp khó khăn trong quá trình thở. Nguyên nhân xảy ra tình trạng bé thở rút lõm có thể là do:
– Trẻ sinh mổ gây thở rút lõm đặc biệt là khi trẻ mổ chủ động trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp của trẻ và cản trở quá trình này diễn ra bình thường. Sở dĩ có điều này là trẻ sinh thường khi đi qua tử cung của mẹ sẽ được ép sạch dịch trong phế nang. Người ta cũng chỉ ra rằng những trẻ sinh mổ thường có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
– Hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ còn yếu: ở một số trẻ khi ra đời có hệ miễn dịch yếu thường dễ vị vi khuẩn, vi rút bên ngoài tấn công ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến trẻ cảm thấy khó thở, thường xuyên thở rút lõm.
– Thai nhi khi còn trong bụng mẹ không được cung cấp đủ dưỡng khí làm việc thở trở nên khó khăn, hình thành nên rút lõm ở ngực.
– Do mẹ bị tiểu đường thai kỳ, hoặc hen phế quản
– Mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa trong quá trình thai kỳ nhưng chưa được điều trị triệt để khiến khi trẻ chào đời sẽ tiếp xúc với những vi khuẩn này gây ra bệnh hô hấp và dấu hiệu hô hấp bất thường cho trẻ.
– Trẻ bị trào ngược dạ dày khi bú cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở rút lõm. Lúc này trẻ sẽ có biểu hiện như khó chịu, ợ hơi lên, nghiêm trọng hơn là khó thở, không thở được, da tím tái. Bố mẹ nếu thấy trẻ có tình trạng này thì chắc chắn không nên bỏ qua và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân mà mẹ cần chú ý không thể bỏ qua
2/ Dấu hiệu thở rút lõm ở trẻ sơ sinh
Tình trạng trẻ sơ sinh thở rút lõm có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường thông qua quá trình hô hấp ở trạng thái bình thường. Khi trẻ hít vào thông thường, không khí sẽ được đưa vào phổi và khiến phổi phồng lên. Tuy nhiên, nếu trẻ thở rút lõm thì mẹ sẽ thấy ở vùng ngực của trẻ có dấu hiệu lép, lõm xuống khi trẻ hít vào. Điều này sẽ chứng tỏ rằng trẻ đang cảm thấy khó thở.
Đối với trẻ sơ sinh, biểu hiện rút lõm ngực khi thở có thể không rõ ràng bởi trẻ còn quá nhỏ nên khi thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ sơ sinh thở rít hoặc trẻ sơ sinh thở mạnh tạo ra những tiếng lớn thì mẹ nên chú ý và kiểm tra ngay. Mẹ có thể đặt trẻ nằm thẳng trên mặt phẳng, vén áo trẻ lên và quan sát vùng tiếp giáp giữa bụng và ngực của trẻ có xuất hiện các vết lõm xuống hay không.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý về các biểu hiện bất thường của trẻ như: trẻ chán ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều, khó ngủ, da tím tái, lòng bàn chân, tay lạnh … bên cạnh việc thở rút lõm để có những giải pháp kịp thời nhất, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Vùng ngực của trẻ bị lõm xuống trong khi thở
3/ Trẻ bị thở rút lõm có sao không?
Khi thấy trẻ sơ sinh thở rút lõm thì bố mẹ thực sự không nên bỏ qua bởi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh viêm phổi. Bệnh lý này khi không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây ra:
– Suy hô hấp cấp: trẻ khó thở do bội nhiễm phổi, giãn phế nang, tràn mủ màng phổi, áp xe màng phổi … khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng, thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Viêm phổi cũng có thể biến chứng thành ung thư phổi nên mẹ không nên chủ quan, bỏ qua khi trẻ có bất cứ biểu hiện nào.
– Viêm màng não: khi cơ thể trẻ bị nhiễm trùng vi khuẩn Hib thường cư trú ở mũi và họng gây ra là nguyên nhân dẫn đến viêm phổi và viêm màng não ở trẻ. Lúc này, ngoài trẻ sơ sinh thở rút lõm, trẻ sẽ có biểu hiện như sốt, ớn lạnh, ho nhiều, đau đầu, hệ thần kinh sẽ trực tiếp bị tác động xấu khi trẻ mắc bệnh viêm màng não nguy hiểm.
– Giảm khả năng miễn dịch của cơ thể khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh hơn đồng thời khi nhiễm bệnh sẽ khó để điều trị khỏi hơn so với những trường hợp bình thường khác.
– Trẻ không thể phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện: khi sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ kém phát triển, kém thông minh, hoạt bát, còi xương, suy dinh dưỡng, nhẹ cân …
– Gia tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm
– Một số biến chứng nguy hiểm khác như: viêm khớp, viêm giác mạc… khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Tình trạng này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ khi không được phát hiện và điều trị kịp thời
4/ Khi trẻ thở rút lõm cha mẹ cần làm gì?
Nếu bố mẹ thấy trẻ sơ sinh thở rút lõm thì cần thực hiện một số cách xử lý sau để giúp trẻ dễ thở và thoải mái hơn:
- Bế trẻ lên theo hướng để đầu cao hơn so với phần thân để hạn chế trường hợp trẻ trào ngược, nôn trớ gây khó chịu, mệt mỏi. Nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ để trong trường hợp thở rút lõm do bệnh hô hấp gây ra sẽ xuất hiện đờm, chất nhầy được long ra dễ dàng hơn.
- Vệ sinh mũi cho trẻ
Khi trẻ sơ sinh thở rút lõm đồng nghĩa với việc trẻ đang khó thở. Mẹ nên vệ sinh mũi cho bé nhằm loại bỏ chất nhầy, vi khuẩn có trong khoang mũi của trẻ để giúp tình trạng của trẻ được cải thiện hơn.
Sử dụng Nebial 3% KIT để rửa mũi cho trẻ là một giải pháp hợp lý. Nebial 3% KIT được biết đến như giải pháp 2 trong 1 khi bao gồm 20 ống nước muối ưu trương Nebial 3% và dụng cụ xịt rửa xông mũi họng Spray-sol. Sản phẩm có tác dụng làm ẩm và làm sạch mũi đặc biệt là trong những trường hợp bệnh về đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, khó thở. Đặc biệt, Nebial 3% KIT thường được rất nhiều phụ huynh sử dụng để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các bệnh về mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nebial 3% KIT vệ sinh mũi hiệu quả
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện
Nếu mẹ thấy trẻ thở rút lõm kèm theo các biểu hiện như: ho, sốt, cơ thể tím tái, sổ mũi, hắt hơi hiều, trẻ quấy khóc liên tục… thì cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời, tránh gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Hy vọng rằng bài viết trẻ sơ sinh thở rút lõm đã giải đáp mọi thông tin xung quanh vấn đề này ở trẻ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy nhanh tay gọi điện đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất! Chúc các bé và gia đình luôn khỏe mạnh và vui vẻ.