Cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh rất đơn giản mà lại hiệu quả cao. Ba mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau và thử một số cách làm tan đờm khác. Tình trạng ho có đờm, nghẹt và sổ mũi thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhất là khi trời trở lạnh, nhiều bà mẹ rất vất vả để chăm con luôn tìm cách điều trị cho trẻ nhanh cảm thấy dễ chịu hơn.
Một trong những cách giúp bé nhanh khỏi ốm là vỗ rung đờm để chất nhầy sẽ đi ra khi bé ho. Đây liệu có phải là một giải pháp hữu hiệu và an toàn không? Hãy đi tìm hiểu những thông tin trong bài viết này.
1/ Có nên vỗ rung đờm cho bé sơ sinh không?
Những bé lớn hơn sẽ biết khạc đờm và hỉ mũi nên không cần sự trợ giúp nhiều từ ba mẹ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không thể làm điều này. Việc ứ đọng đờm nhiều trong cổ họng sẽ gây ho vào đêm và sáng sớm khiến con mệt mỏi và khó ngủ. Về lâu dài, con sẽ biếng ăn, nghẹt mũi, trằn trọc và viêm nhiễm càng nặng hơn.
Theo các chuyên gia, ba mẹ nên thử cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh để làm giảm tình trạng tắc đờm dẫn đến suy hô hấp. Từ đó, cũng giúp em bé cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng khỏi bệnh. Đây là cách làm an toàn và lấy đờm ra khỏi cổ bé rất hiệu quả. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
+ Xác định đúng vị trí 2 phổi của trẻ vì vỗ sai vị trí sẽ ảnh hưởng đến xương sống, xương ức, dạ dày
+ Khi áp dụng các cách vỗ tiêu đờm cho bé chỉ có thể trị triệu chứng giảm đờm, mà không diệt được mầm bệnh
+ Không thực hiện cách này nếu bé chỉ ho khan
2/ Hướng dẫn cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh an toàn
Khi trẻ ho và có nhiều đơm hay tiếng thở khò khè nặng, ba mẹ nên vỗ rung đờm cho con. Lúc này là thời điểm đờm đọng nhiều trong khí quản. Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản hay viêm đường hô hấp, đờm cũng xuất hiện khá nhiều. Về cơ bản, các mẹ có thể thực hiện các cách vật lý chữa tiêu đờm bất cứ khi nào thấy con có đờm trong cổ hộng gây khó chịu.
Sau đây là các bước thực hiện cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh:
+ Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường, không cần kê gối dưới đầu trẻ (đặt thêm khăn cạnh miệng trẻ để đờm rơi ra không làm bẩn đệm)
+ Bước 2: Trước khi thực hiện vỗ, quan sát mặt bé có bị tím tái không hay dấu hiệu hô hấp có suy yếu không
+ Bước 3: Dùng 1 tay giữ vai bé, khuỷu tay còn lại đè nhẹ theo hông bé và bàn tay đặt ra sau lưng
+ Bước 4: Khum bàn tay lại và thực hiện vỗ nhẹ nhàng, không nên dùng nguyên lòng bàn tay
+ Bước 5: Đặt bàn tay này ở vị trí 2 lá phổi của con và vỗ từ 3-5 phút. Dùng lực ở cổ tay, mà không phải ở cánh tay. Bạn sẽ nghe thấy tiếng vỗ kêu “bộp bộp”
+ Bước 6: Bế bé lên, gây ho cho trẻ khi day nhẹ ngón tay vào cổ. Con sẽ ho và bật nôn đờm ra ngoài.
Thông thường, bạn nên thực hiện vỗ rung đờm cho trẻ sau khi con đã bú xong được 1 tiếng. Nếu vỗ quá sớm khi mà thức ăn chưa kịp tiêu hóa, trẻ sẽ dễ bị trớ và sặc lên đường hô hấp.
3/ Những cách làm tiêu đờm đơn giản tại nhà cho bé
Ngoài cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh dễ thực hiện và hiệu quả, có nhiều cách làm tiêu đờm đơn giản khác ba mẹ có thể tham khảo.
Hút mũi cho trẻ
Sử dụng nước muối và hút mũi là một trong những cách làm tiêu đờm hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh. Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% và dụng cụ hút dịch mũi tại hiệu thuốc.
+ Nhỏ 3 giọt nước muối vào hai bên mũi để làm loãng đơm trong họng
+ Bóp bóng hút trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi bé, dùng tay bịt mũi còn lại và nhảy bóng ra
+ Dịch đờm sẽ được tuôn ra ngoài nhờ ống hút. Làm lặp lại ở bên mũi kia.
Dùng quất nấu với đường phèn
Quất có chứa pectin mang đến khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, có tác dụng trị ho và trị đờm hiệu quả. Ba mẹ có thể nấu quất với đường phèn để hỗ trợ làm long đờm cho bé.
+ Rửa sạch những quả quất tươi, để ráo rồi cắt đôi từng quả, bỏ hạt
+ Để quất và đường phèn vào bát hấp cách thủy trong 20 phút khi mà dường phèn chảy ra, quện vào nước quất sẽ trở thành dạng siro
+ Cho trẻ dùng dung dịch này 2-3 thìa 1 lần, mỗi ngày 3 lần
Dùng chanh đào ngâm cùng đường phèn
Giống như quất, chanh đào cũng hỗ trợ điều trị đờm rất tốt cho em bé. Hãy lấy chanh đào chín ngâm với nước muối 30 phút rồi để khô trước tiên. Sau đó, cắt thành từng lát. Giã nhuyễn đường phèn và rải cứ 1 lớp chanh là 1 lớp đường phèn. Ngâm lọ này khoảng 3 tháng rồi cho trẻ dùng.
Dùng rau diếp cá và nước vo gạo
Rau diếp cá là loại rau kháng khuẩn cực tốt, còn có thể giải độc, giải nhiệt cơ thể. Thay vì thực hiện cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng rau diếp cá kết hợp cùng nước vo gạo.
+ Lấy 10-15 lá rau diếp cá, rửa sạch rồi làm nhuyễn. Đổ nước vo gạo vào rau đã giã, đun sôi 20 phút
+ Lọc bỏ bã, lấy nước
+ Pha thêm chút đường để cho trẻ uống sau khi ăn 60 phút
Dùng lá khế
Lá khế cũng được xem là loại lát làm thông đờm rất tốt ở trẻ. Hãy rửa sạch lá khế, giã nát và vắt lấy nước cốt. Rắc một chút muối vào nước này rồi cho bé uống.
Ngoài những loại lá trên, ba mẹ còn có thể sử dụng lá cải cúc, lá tía tô, hay lá rau cải xoong để giúp điều trị đờm ở trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, khi cho con ngủ, ba mẹ nên để con nằm nghiêng trên gối để dễ thở hơn.
Thường xuyên bổ sung nước cho bé
Nước không chỉ nâng cao sức đề kháng mà còn giúp làm loãng đờm và dịch nhầy nhanh chóng. Việc thường xuyên bổ sung nước hàng ngày cho bé là cần thiết để đờm trong cổ họng con loãng và nhanh tuôn ra ngoài.
Dùng dung dịch Nebial
Ngoài cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh và các giải pháp làm tiêu đờm đơn giản tại nhà trên, ba mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Nebial. Dung dịch nhỏ mũi Nebial 3% Flaconcini có tác dụng làm loãng và sạch dịch nhầy ở mũi, hỗ trợ điều trị nghẹt mũi và sổ mũi ở trẻ rất hiệu quả. Đây là giải pháp không kháng sinh, do vậy rất an toàn để dùng cho trẻ sơ sinh.
Khi dùng dung dịch này nhỏ mũi cho con, dịch nhầy sẽ nhanh được làm loãng và đi ra ngoài. Nhờ đó, các triệu chứng cảm lạnh, viêm mũi hay viêm phế quản cũng sẽ được hỗ trợ điều trị và bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Nhìn chung, để giúp bé hết đờm và cảm thấy dễ chịu hơn, ba mẹ có thể thực hiện cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản theo các bước đã liệt kê. Đây là biện pháp hỗ trợ trị đờm hiệu quả cho bé. Ngoài ra, bạn không chắc liệu mình có đang vỗ rung đờm đúng không, hãy thực hiện các giải pháp thay thế khác để điều trị cho bé.